Chiến sự Nga - Ukraine tiến đến bước ngoặt mới khi Kiev sử dụng vũ khí tầm xa tập kích các mục tiêu của Moscow (Ảnh minh họa: Rubryka).
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết, các vụ "quân ta bắn quân mình" và khó khăn trong giao tiếp đang làm giảm hiệu quả của các hoạt động tác chiến chung giữa quân đội Nga và Triều Tiên ở vùng Kursk.
Rào cản ngôn ngữ đã dẫn tới việc giao tiếp không hiệu quả khiến quá trình phối hợp các hoạt động chiến đấu giữa quân đội hai nước trở nên khó khăn, điều này đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh các cuộc tấn công bộ binh dữ dội mà các đơn vị Triều Tiên tham gia.
Theo ISW, những vấn đề như vậy mang tính hệ thống và sẽ tiếp tục trong thời gian tới, làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu chung của các lực lượng trong khu vực.
Báo cáo có đoạn: "Rào cản ngôn ngữ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tương tác giữa các lực lượng Triều Tiên và Nga, dẫn đến những sai sót như hỏa lực thân thiện (bắn nhầm) và làm gián đoạn sự phối hợp chung của các hoạt động".
Theo Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR), quân đội Triều Tiên đã bắn nhầm vào xe của lực lượng đặc nhiệm Chechnya "Akhmat", khiến một số quân nhân Nga thiệt mạng.
ISW cho biết: "GUR báo cáo rằng một nhóm quân nhân Nga và Triều Tiên ở khu vực Kursk đã mất 200 người tính đến ngày 14/12 do một cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine vào các vị trí của quân đội Triều Tiên. Sự kết hợp kém và các vấn đề liên lạc dai dẳng giữa các lực lượng Nga và Triều Tiên có khả năng sẽ tiếp tục gây ra sự căng thẳng trong các hoạt động quân sự của Nga ở khu vực Kursk trong thời gian tới".
Moscow và Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc, song mặt khác khẳng định ngay cả khi lính Triều Tiên được triển khai đến Nga theo hiệp ước chung giữa hai nước, điều đó cũng không vi phạm luật pháp quốc tế. Moscow khẳng định, hợp tác giữa Nga và Triều Tiên không nhằm vào bên thứ ba nào.
Theo hãng thông tấn KCNA, Hiệp ước Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Triều Tiên và Nga, được lãnh đạo hai nước ký kết hồi tháng 6, chính thức có hiệu lực từ ngày 4/12.
Hiệp ước nêu rõ, hai nước nên "ngay lập tức hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện sẵn có" nếu một trong hai bên rơi vào tình trạng chiến tranh.
Theo KCNA, hiệp ước cũng sẽ "đóng vai trò là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thiết lập một trật tự thế giới độc lập, công bằng, đa cực mà không có sự thống trị, khuất phục và bá quyền".
Mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Triều Tiên khiến Ukraine và phương Tây lo ngại. Theo các nguồn tin, đây là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden quyết định cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Bản đồ chiến sự Nga - Ukraine tại vùng Kursk của Nga ngày 15/12. Trong đó, biên giới hai nước màu đen, khu vực gạch chéo xanh là nơi lực lượng Kiev đang nắm giữ. Moscow chiếm lại khu vực màu đỏ và các vùng màu vàng là nơi họ đang phản công (Ảnh: ISW).
Những nhận định đáng chú ý trong báo cáo ngày 15/12 của ISW:
Thứ nhất, quân đội Nga đã thực hiện một cuộc tấn công cơ giới với quy mô cấp tiểu đoàn theo hướng Seversk sau những báo cáo gần đây về sự thay đổi chỉ huy mặt trận.
Thứ hai, cuộc tấn công gần đây vào Seversk cho thấy rằng quân đội Nga dường như đang học cách tiến hành các cuộc tấn công hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn lâu mới lấy lại được khả năng cơ động trên chiến trường.
Thứ ba, quân đội Triều Tiên được cho là đang phải chịu thương vong nặng nề và liên lạc kém với các lực lượng Nga ở khu vực Kursk, điều này có khả năng làm gián đoạn sự phối hợp giữa quân đội Nga và Triều Tiên và làm suy yếu các hoạt động quân sự của Moscow.
Thứ tư, kế hoạch trước mắt của Nga đối với các tài sản quân sự của mình ở Syria vẫn chưa rõ ràng, vì các báo cáo liên tục xuất hiện rằng Moscow đã đạt được các thỏa thuận để duy trì các căn cứ quân sự chính của mình ở phía tây Syria trong khi rút quân khỏi các căn cứ khác ở nước này.
Thứ năm, quân đội Nga đã tiến gần Seversk, Toretsk, Pokrovsk và Ugledar.
Thứ sáu, các nguồn tin của Nga tiếp tục phàn nàn về hệ thống đào tạo không đầy đủ của quân đội nước này và các huấn luyện viên quân sự kém năng lực.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...