Hình ảnh quả tên lửa kèm dòng chữ "Za Dypoba" (Dành cho Durov) được lan truyền mạnh mẽ trên các kênh Telegram quân sự của Nga, được cho là thông điệp đe dọa phương Tây sau vụ Pháp bắt giữ nhà sáng lập Telegram (Ảnh: Benjamin Quénelle).
Trên Telegram, các kênh quân sự Nga (được cho là không chính thức) đã nhanh chóng phản ứng trước việc bắt giữ nhà sáng lập. Nhiều kênh trò chuyện liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine đã lên tiếng bảo vệ, kêu gọi trả tự do cho Pavel Durov.
Một kênh thông tin ủng hộ "Chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga đã chia sẻ hình ảnh một quả tên lửa có dòng chữ "Za Dypoba" (Dành cho Durov) - được cho là mang thông điệp hướng về phương Tây, nó nhanh chóng được lan truyền mạnh mẽ.
Theo tờ Le Monde, những kênh Telegram này do các "chuyên gia quân sự" giả mạo lập nên để tuyên truyền mục đích riêng của mình.
Ngoài các hiệu ứng tuyên truyền được dàn dựng trên nền tảng - các kênh blog cá nhân rộng lớn này - còn có một thực tế khác chính là trong 2 năm rưỡi kể từ khi Nga thực hiện "Chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, Telegram đã trở thành một kênh truyền thông, liên lạc mạnh mẽ được sử dụng bởi quân đội Nga.
Theo chuyên gia, Telegram là một trong những cơ sở liên lạc trao đổi thông tin quân sự ở mặt trận chiến trường. Vào năm ngoái, người đứng đầu Tập đoàn Quân sự Wagner, Yevgeny Prigozhin đã biến nền tảng này thành mạng lưới liên lạc chính để chỉ trích bộ chỉ huy cấp cao và kêu gọi sự ủng hộ từ dư luận.
Đối với người Nga - bao gồm cả binh lính - sử dụng Telegram là một phần của cuộc sống hằng ngày, giúp họ tìm kiếm và đọc thông tin ngoài các kênh truyền thông chính thức của Nga.
Ngay khi nhà sáng lập Telegram bị bắt, một văn bản đã được gửi tới Bộ Tổng Tham mưu Nga yêu cầu đơn vị này ngừng sử dụng ứng dụng, đồng thời nhà tuyên truyền Margarita Simonyan kêu gọi người dùng xóa toàn bộ tin nhắn nhạy cảm của mình.
Điều này đã gây ra một làn sóng hoảng sợ: Nếu việc bắt giữ ông chủ Pavel Durov dẫn đến lệnh cấm binh lính sử dụng Telegram, làm sao để họ tiếp tục liên lạc?
"Phương tiện trao đổi thông tin chính" trong quân đội Nga
Đối với các blogger quân sự, việc bắt giữ Pavel Durov là một phần của cuộc chiến phương Tây tiến hành chống lại Nga.
"Telegram hiện là cơ sở liên lạc của chúng tôi. Từ giờ trở đi mọi thứ đều gặp nguy hiểm", Alexei Sukonkin, một trong những "nhà bình luận" quân sự giả mạo cảnh báo trên kênh Telegram của mình.
Hay như blogger Roman Alekhine bắt đầu lo lắng về tác động từ vụ bắt giữ này: "Durov sẽ giao chìa khóa cho Telegram (ám chỉ việc một số quốc gia phương Tây có thể truy cập ứng dụng), đó chỉ là vấn đề thời gian và nếu không có công cụ giao tiếp hiệu quả thay thế, quân đội (Nga) của chúng ta sẽ càng trở nên dễ bị tổn thương hơn", Alekhine lo sợ.
Kênh Telegram thân cận với Bộ Quốc phòng Nga, Rybar tóm tắt vấn đề: "Cảnh sát Pháp đã bắt giữ người đứng đầu cơ quan trao đổi thông tin chính thức trong lực lượng vũ trang Nga. Họ lấy đi sự giao tiếp của chúng ta".
Trên các kênh quân sự, nhiều người dùng đề nghị quốc gia cần tạo ra một hệ thống trao đổi thông tin không còn phụ thuộc vào Telegram. "Điều này có tầm quan trọng sống còn", Rybar nhấn mạnh và bày tỏ sự lo lắng các cơ quan tình báo phương Tây giờ đây sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin nhạy cảm hơn.
Thậm chí, một số người còn châm biếm việc bắt giữ ông chủ Telegram sẽ giúp quốc gia có một ứng dụng trao đổi thông tin chính thức tốt hơn.
Theo thông tin từ một tài khoản Weibo với hơn 2 triệu người theo dõi có tên Fixed Focus Digital, chiếc iPhone "giá rẻ" thế hệ tiếp theo sẽ có tên gọi iPhone 16E, thay vì tiếp tục duy trì thương hiệu iPhone SE.Bản dựng iPhone 16E (Ảnh: GizmoChina).Nếu thông tin trên chính xác, tên gọi iPhone SE sẽ biến mất trong dải sản phẩm của Apple. Đồng thời, đây cũng có thể là một bước thay đổi quan trọng trong cách công ty phân cấp các thiết bị.iPhone 16E được cho là sẽ thừa hưởng ngoại hình của iPhone 14 với phần khung viền vuông vức hơn. Đồng thời, máy sẽ có màn hình dạng "tai thỏ" sử dụng tấm nền OLED, thay vì LCD như các phiên bản iPhone SE tiền nhiệm.Theo Apple Insider, hàng loạt mô-đun camera của mẫu máy này đã được sản xuất tại nhà máy LG Innotek ở Việt Nam. Nhiều khả năng, công ty sẽ sử dụng c...
AI hiện thân thường kết hợp cảm biến với máy học để phản hồi lại dữ liệu thu thập trực tiếp ở thế giới thực. Ví dụ của loại AI này là máy bay không người lái tự hành, ô tô tự hành và các tổ hợp tự động hóa trong nhà máy. Robot hút bụi và máy cắt cỏ tự động cũng sử dụng AI hiện thân ở mức độ đơn giản.Các hệ thống tự hành này sử dụng AI để học cách vượt qua chướng ngại vật trong thế giới thực. Hầu hết AI hiện thân đều sử dụng bản đồ được mã hóa theo thuật toán, tương tự như bản đồ về mạng lưới đường sá và địa danh phức tạp của London, Anh, mà người lái xe taxi ở thành phố này sử dụng.Vậy chính xác thì công nghệ này là gì và nó hoạt động như thế nào?Trên thực tế, các hệ thống AI hiện thân này được phát triển dựa trên nghiên cứu về cách người lái xe taxi ở London xác định tuyến đường.Một số hệ...
Tin đồn và các thông tin bị rò rỉ liên quan đến phiên bản iPhone SE thế hệ thứ 4 đã xuất hiện nhiều năm qua trên Internet. Từng có nhiều thông tin cho rằng Apple sẽ ra mắt iPhone SE 4 từ năm 2023, nhưng đến nay, chiếc iPhone SE này vẫn "bặt vô âm tín".Mới đây, những thông tin mới liên quan đến iPhone SE 4 vừa tiếp tục bị rò rỉ trên Internet.Theo thông tin được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Naver, iPhone SE 4 sẽ được ra mắt trong quý I/2025, với mức giá dưới 500 USD. Điểm nhấn đáng chú ý của iPhone SE 4 là sở hữu cấu hình mạnh, thiết kế viền mỏng hiện đại và đặc biệt được trang bị modem hỗ trợ kết nối 5G do chính Apple phát triển.Thông tin về iPhone SE 4 đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay sản phẩm vẫn chưa được ra mắt (Ảnh minh họa: Getty).Trước đây, Apple phải mua modem 5G từ Qualcomm...