Trước khi đi ngủ, hãy làm điều này để giữ trí nhớ tốt

Một nghiên cứu của nhóm tác giả tại Trung tâm Y tế Đại học Johns Hopkins ở Chicago đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban đêm, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Thậm chí độ rủi ro của điều này còn cao hơn các yếu tố nguy cơ khác.

PGS Robin Voigt-Zuwala, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer và tình trạng ô nhiễm ánh sáng vào ban đêm ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những người dưới 65 tuổi".

Alzheimer là một căn bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh. Tuy nhiên đây không phải là sự lão hóa bình thường.

Ô nhiễm ánh sáng trong lúc ngủ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (Ảnh: Getty).

Nhóm tác giả khẳng định, ô nhiễm ánh sáng, vốn là một yếu tố môi trường có thể thay đổi được, lại có thể là yếu tố rủi ro quan trọng với căn bệnh.

Bằng cách nghiên cứu các bản đồ ô nhiễm ánh sáng như: đèn đường, biển báo được chiếu sáng, nhóm nghiên cứu đã chia 48 bang ở Mỹ thành 5 nhóm, dựa trên cường độ ánh sáng vào ban đêm.

Theo PGS Robin Voigt-Zuwala, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học 24 giờ của cơ thể và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó, thiếu ngủ và mất ngủ có liên quan đến suy giảm nhận thức.

Ở những người lớn tuổi, tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer có liên quan chặt chẽ hơn đến ô nhiễm ánh sáng so với các yếu tố nguy cơ như: lạm dụng rượu, bệnh thận mãn tính, trầm cảm và béo phì.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và đột quỵ có tác động lớn hơn ô nhiễm ánh sáng ở nhóm dân số này.

Đối với những người dưới 65 tuổi, cường độ ánh sáng ban đêm cao hơn có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer hơn bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác trong nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của ánh sáng ban đêm, nhưng suy đoán rằng, nó có thể liên quan đến cấu trúc di truyền hoặc lối sống của họ.

Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên sử dụng rèm cản sáng hoặc bịt mắt khi ngủ để chặn các tia có hại.

Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Frontiers in Neuroscience. Mặc dù nhóm này không nghiên cứu các nguồn ánh sáng trong nhà, nhưng họ cũng lưu ý rằng, ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số có tác động lớn nhất đến giấc ngủ.

Do đó, nhóm tác giả khuyến nghị sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh, thay bóng đèn ấm và lắp đặt bộ điều chỉnh độ sáng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thông báo về cuộc gọi cấp cứu cứu mạng bệnh nhân ở TPHCM ngưng thở khi đang ăn

Ngày 8/1, đại diện Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM cho biết, vừa qua, điều phối viên tổng đài 115 của đơn vị đã tiếp nhận, điều phối và kịp thời hướng dẫn sơ cứu qua điện thoại cho một nạn nhân bị sặc thức ăn.Theo đó, vào trưa 6/1, tổng đài 115 tiếp nhận một cuộc gọi cầu cứu cho trường hợp cụ ông 85 tuổi (ngụ quận 6, TPHCM). Theo lời kể từ gia đình, trước đó 15 phút, nạn nhân đang ăn thì đột nhiên sặc, khó thở và tím tái, bất tỉnh.Phát hiện sự việc, người nhà liền móc họng cho nạn nhân nhưng không hiệu quả. Nạn nhân ngưng thở sau đó.Ngay khi tiếp nhận cuộc gọi, điều phối viên tổng đài 115 đã hướng dẫn gia đình ép ngực cho bệnh nhân, đồng thời nhanh chóng điều xe cấp cứu đến hiện trường. Nhờ được sơ cứu kịp thời, khi kíp cấp cứu đến nạn nhân đã tự thở được, mạch rõ, chi ấm và được chuyển vào Bệ...

Tin tức 1
Những điều cần lưu ý khi phục hồi chấn thương thể thao theo Nguyễn Xuân Son

Như đã thông tin, trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa Việt Nam và Thái Lan, tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng, phải rời sân ngay thời gian đầu trận đấu.Sau khi về nước, vào tối 6/1, tuyển thủ Nguyễn Xuân Son đã được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Vinmec Times City. Tiền đạo số 12 đã tỉnh táo, không đau và bắt đầu vận động nhẹ bàn ngón chân ngay sau ca phẫu thuật.Nguyễn Xuân Son phẫu thuật thành công vào tối 6/1 (Ảnh: Thành Đông).Trước đó, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, các bác sĩ tiến hành tháo băng và nẹp cũ. Kết quả siêu âm doppler và chụp chiếu cho thấy, tổn thương gãy xương của Xuân Son khá phức tạp. Với chấn thương gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn, các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec đã quyết định...

Tin tức 1
WHO công bố thông tin chính thức về dịch bệnh hMPV tại Trung Quốc

Liên quan đến tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc, ngày 8/1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông tin chính thức. Theo đó, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm này trong năm.Các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.Tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.Bệnh cúm mùa cũng đang gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu, Trung Mỹ và Caribbean, Tây Phi, Trung Phi và nhiều quốc gia ở châu Á. Điều này phù hợp với xu hướng điển hình cho...