Va đập vào tai khi lấy ráy, cô gái thủng màng nhĩ đến xương

 Ngày 17/9, đại diện Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã tiến hành cấp cứu một trường hợp bị tai nạn nguy hiểm khi lấy ráy tai.

Bệnh nhân là một cô gái 25 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai. Theo khai thác bệnh sử, trong lúc cô gái ngồi lấy ráy tai bằng dụng cụ kim loại thì người nhà vô tình va trúng tay, khiến nạn nhân bị dị vật đâm sâu vào trong tai trái.

Cô gái bị thanh kim loại cắm sâu vào tai (Ảnh: BV).

Sau tai nạn, bệnh nhân được khám tại Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán (tỉnh Đồng Nai), sau đó chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM.

Tại đây, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không chóng mặt, không liệt mặt. Dị vật được ghi nhận là cây lấy ráy tai bằng kim loại dài gần 6cm nằm dọc trong ống tai trái, có đầu chạm đến ống động mạch cảnh trong, nằm trước chuỗi xương con.

Bệnh nhân được chuyển phòng mổ lấy dị vật bằng phương pháp nội soi. Quá trình can thiệp, các bác sĩ thấy ống tai ngoài và màng nhĩ trái sung huyết phù nề, dị vật xuyên thủng màng nhĩ vào hòm nhĩ (một bộ phận của tai giữa).

Hình ảnh cây lấy ráy tai bằng kim loại dài gần 6cm nằm dọc trong ống tai trái (Ảnh: BV).

Sau khi lấy dị vật, ekip điều trị ghi nhận màng nhĩ bệnh nhân thủng góc trước trên. Hậu can thiệp, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, không chóng mặt, liệt mặt hay chảy máu, ống tai và màng nhĩ còn nề, đọng ít máu đông, thính lực đồ tai trái bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên dùng các cây ngoáy tai có đầu cứng, sắc, nhọn để lấy ráy tai; không nên đưa cây ngoáy (gồm cả bông tăm) sâu vào trong ống tai và không ngồi ngoáy tai ở chỗ có người hoặc vật qua lại, dễ dẫn đến va chạm làm cây lấy ráy đâm vào tai.

Thay vào đó, mọi người chỉ nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng ở vành tai và vùng cửa tai. Khi bị chấn thương do ngoáy tai, cần đến các cơ sở y tế để được khám kiểm tra và điều trị kịp thời.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thông báo về cuộc gọi cấp cứu cứu mạng bệnh nhân ở TPHCM ngưng thở khi đang ăn

Ngày 8/1, đại diện Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM cho biết, vừa qua, điều phối viên tổng đài 115 của đơn vị đã tiếp nhận, điều phối và kịp thời hướng dẫn sơ cứu qua điện thoại cho một nạn nhân bị sặc thức ăn.Theo đó, vào trưa 6/1, tổng đài 115 tiếp nhận một cuộc gọi cầu cứu cho trường hợp cụ ông 85 tuổi (ngụ quận 6, TPHCM). Theo lời kể từ gia đình, trước đó 15 phút, nạn nhân đang ăn thì đột nhiên sặc, khó thở và tím tái, bất tỉnh.Phát hiện sự việc, người nhà liền móc họng cho nạn nhân nhưng không hiệu quả. Nạn nhân ngưng thở sau đó.Ngay khi tiếp nhận cuộc gọi, điều phối viên tổng đài 115 đã hướng dẫn gia đình ép ngực cho bệnh nhân, đồng thời nhanh chóng điều xe cấp cứu đến hiện trường. Nhờ được sơ cứu kịp thời, khi kíp cấp cứu đến nạn nhân đã tự thở được, mạch rõ, chi ấm và được chuyển vào Bệ...

Tin tức 1
Những điều cần lưu ý khi phục hồi chấn thương thể thao theo Nguyễn Xuân Son

Như đã thông tin, trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa Việt Nam và Thái Lan, tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng, phải rời sân ngay thời gian đầu trận đấu.Sau khi về nước, vào tối 6/1, tuyển thủ Nguyễn Xuân Son đã được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Vinmec Times City. Tiền đạo số 12 đã tỉnh táo, không đau và bắt đầu vận động nhẹ bàn ngón chân ngay sau ca phẫu thuật.Nguyễn Xuân Son phẫu thuật thành công vào tối 6/1 (Ảnh: Thành Đông).Trước đó, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, các bác sĩ tiến hành tháo băng và nẹp cũ. Kết quả siêu âm doppler và chụp chiếu cho thấy, tổn thương gãy xương của Xuân Son khá phức tạp. Với chấn thương gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn, các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec đã quyết định...

Tin tức 1
WHO công bố thông tin chính thức về dịch bệnh hMPV tại Trung Quốc

Liên quan đến tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc, ngày 8/1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông tin chính thức. Theo đó, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm này trong năm.Các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.Tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.Bệnh cúm mùa cũng đang gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu, Trung Mỹ và Caribbean, Tây Phi, Trung Phi và nhiều quốc gia ở châu Á. Điều này phù hợp với xu hướng điển hình cho...