Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội, do ảnh hưởng của bão số 3 với cường độ rất mạnh, toàn thành phố có 27 quận/huyện, 184 xã/phường, 449 điểm ngập úng.
Với phương châm "nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó", ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo tập trung nguồn lực cho công tác vệ sinh môi trường. Tính đến chiều 15/9, trên địa bàn thành phố còn 15 quận/huyện, 101 xã/phường, 302 điểm ngập úng.
Tổng số hộ gia đình bị ngập là 39.116 hộ, số hộ hiện còn ngập 13.540 hộ, số hộ đã được xử lý môi trường là gần 24.000 hộ.
Hơn 500 người ở Hà Nội mắc phải loại bệnh do lụt lội (Video: Trần Thùy Linh).
Về tình hình dịch bệnh trong khu vực ngập lụt, theo báo cáo có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, một ca mắc sốt xuất huyết.
Các đơn vị đã chủ động cấp phát thuốc phòng bệnh gồm thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc bôi ngoài da, men tiêu hóa, thuốc nhỏ mắt cho người dân tại các điểm ngập úng như tại huyện Quốc Oai phát 21 loại thuốc, huyện Sóc Sơn phát 9 loại thuốc, huyện Chương Mỹ phát 13 loại thuốc.
Bên cạnh đó, thành phố có 52 điểm chân rác bị ngập, trong đó đã xử lý được 36 điểm. Về cấp phát thuốc, hóa chất khử trùng, các trung tâm y tế đã cấp 5.450kg Cloramin B, 620kg vôi bột, 30,4kg phèn chua phục vụ cho công tác xử lý nước, môi trường.
Tính đến chiều 15/9 có 5 trạm y tế là: Mỹ Lương và Nam Phương Tiến A (TTYT huyện Chương Mỹ), Ngô Quyền (TTYT Sơn Tây), Phù Lưu và Hồng Quang (TTYT Ứng Hòa) còn bị ngập.
Các trạm bị ngập được bố trí sang các địa điểm tạm thời để đảm bảo an toàn về nhân lực, tài sản, trang thiết bị, thuốc… tiếp tục thực hiện công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương.
Các cơ sở y tế, hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn được đảm bảo tốt. Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh.
Trong thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân sẵn sàng tham gia cứu nạn, nhận và triển khai nhiệm vụ hỗ trợ khi có yêu cầu của cấp trên.
Ngành y tế tiếp tục triển khai các hoạt động tổng vệ sinh môi trường khi nước rút, theo phương châm "nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó", tổ chức thu gom xử lý xác động vật phát sinh các bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.
Ngày 8/1, đại diện Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM cho biết, vừa qua, điều phối viên tổng đài 115 của đơn vị đã tiếp nhận, điều phối và kịp thời hướng dẫn sơ cứu qua điện thoại cho một nạn nhân bị sặc thức ăn.Theo đó, vào trưa 6/1, tổng đài 115 tiếp nhận một cuộc gọi cầu cứu cho trường hợp cụ ông 85 tuổi (ngụ quận 6, TPHCM). Theo lời kể từ gia đình, trước đó 15 phút, nạn nhân đang ăn thì đột nhiên sặc, khó thở và tím tái, bất tỉnh.Phát hiện sự việc, người nhà liền móc họng cho nạn nhân nhưng không hiệu quả. Nạn nhân ngưng thở sau đó.Ngay khi tiếp nhận cuộc gọi, điều phối viên tổng đài 115 đã hướng dẫn gia đình ép ngực cho bệnh nhân, đồng thời nhanh chóng điều xe cấp cứu đến hiện trường. Nhờ được sơ cứu kịp thời, khi kíp cấp cứu đến nạn nhân đã tự thở được, mạch rõ, chi ấm và được chuyển vào Bệ...
Như đã thông tin, trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa Việt Nam và Thái Lan, tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng, phải rời sân ngay thời gian đầu trận đấu.Sau khi về nước, vào tối 6/1, tuyển thủ Nguyễn Xuân Son đã được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Vinmec Times City. Tiền đạo số 12 đã tỉnh táo, không đau và bắt đầu vận động nhẹ bàn ngón chân ngay sau ca phẫu thuật.Nguyễn Xuân Son phẫu thuật thành công vào tối 6/1 (Ảnh: Thành Đông).Trước đó, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, các bác sĩ tiến hành tháo băng và nẹp cũ. Kết quả siêu âm doppler và chụp chiếu cho thấy, tổn thương gãy xương của Xuân Son khá phức tạp. Với chấn thương gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn, các bác sĩ tại Trung tâm Y học Thể thao Vinmec đã quyết định...
Liên quan đến tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc, ngày 8/1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa có thông tin chính thức. Theo đó, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm này trong năm.Các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.Tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.Bệnh cúm mùa cũng đang gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu, Trung Mỹ và Caribbean, Tây Phi, Trung Phi và nhiều quốc gia ở châu Á. Điều này phù hợp với xu hướng điển hình cho...