Trà xanh có thực sự hiệu quả trong việc giảm cân không?

Trà xanh đã được tung hô như bí quyết ăn kiêng trong nhiều thế kỷ. Ở Trung Quốc cổ đại cách đây 2.000 năm, mọi người đã quảng cáo đồ uống này như một công cụ giảm cân. Trong thời hiện đại, đồ uống này đã trở thành chủ đề chính trong các cuốn sách về chế độ ăn kiêng và kế hoạch ăn uống.

Giờ đây, trà xanh đã trở thành điều tất yếu của bất kỳ mẹo giảm cân nào. Nó đang trở nên phổ biến trên TikTok. Các video lan truyền khẳng định đồ uống này hỗ trợ giảm cân, thậm chí còn gọi nó là thuốc giảm cân của thiên nhiên". Một số bài đăng gợi ý nên uống tới 5 cốc mỗi ngày.

Mối liên hệ giữa trà xanh và hormone gây đói

Theo The New York Times, nhiều video TikTok khẳng định rằng trà xanh thúc đẩy sản xuất GLP-1, một loại hormone đường ruột thúc đẩy tuyến tụy giải phóng insulin sau bữa ăn. Insulin đó làm giảm lượng đường trong máu. GLP-1 cũng làm chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày và ảnh hưởng đến các vùng não điều chỉnh cơn đói.

Thuốc giảm cân Ozempic và các loại thuốc tương tự cung cấp một hợp chất bắt chước GLP-1, giúp mọi người cảm thấy no nhanh hơn. Nhiều người khi ngừng thuốc cảm thấy thèm ăn dữ dội.

Trà xanh là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Shutterstock).

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng trà xanh có thể kích thích GLP-1, một phần vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Nhưng chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ trên người và kết quả không đồng nhất.

Một trong số ít các thử nghiệm lâm sàng về chủ đề này, trong đó xem xét 92 người mắc bệnh tiểu đường type 2, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào trong việc sản xuất GLP-1 giữa những người dùng chiết xuất trà xanh và những người dùng viên giả dược.

Các chuyên gia cho biết bất kỳ tác dụng nào của trà xanh đối với GLP-1 có thể sẽ rất nhỏ.

Tiến sĩ Jyotsna Ghosh, bác sĩ chuyên khoa béo phì tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết, bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào cũng có thể làm tăng nhẹ mức GLP-1. Nhưng mức GLP-1 trong máu giảm xuống vài phút sau khi bạn ăn hoặc uống thứ gì đó, đây là một trong những lý do khiến chúng ta lại đói và tại sao việc tăng cường hormone tạm thời không đảm bảo giảm cân.

"Mặc dù có một số nghiên cứu về trà xanh và cân nặng, nhưng bằng chứng về việc một cốc (hoặc nhiều cốc) có thể làm tan mỡ hay không vẫn chưa rõ ràng", Tiến sĩ Ghosh nói.

Ngược lại, thuốc Ozempic và các loại thuốc tương tự tồn tại trong cơ thể trong nhiều ngày và mạnh hơn nhiều so với hormone tự nhiên, khiến chúng có tác dụng ức chế sự thèm ăn một cách đặc biệt.

Trà xanh có giúp giảm cân không?

Nhiều tuyên bố về trà xanh và giảm cân đề cập đến hai thành phần của đồ uống này là caffeine và chất chống oxy hóa. Theo TS Ghosh, về mặt lý thuyết, caffeine có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất của một người. Nhưng không có khả năng tác dụng đó sẽ chuyển trực tiếp thành việc giảm cân đáng kể.

Trà xanh cũng chứa các hợp chất gọi là polyphenol, chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương và giảm viêm.

Các nghiên cứu trên động vật và tế bào người cho thấy những hợp chất này có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và giảm sự hấp thụ chất béo từ ruột. Nhưng các thử nghiệm trên người lại cho kết quả trái chiều.

Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu nhỏ xem xét trực tiếp xem trà xanh có liên quan đến việc giảm cân hay không. Một bài báo đánh giá, xem xét hơn 10 thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên như vậy, đã phát hiện ra rằng những người dùng chiết xuất trà xanh thường giảm được một lượng cân nhỏ.

Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng những người uống trà xanh có xu hướng giảm một lượng cân nhỏ, thường là dưới 2kg.

"Những người chuyển sang dùng trà xanh để giảm cân không thể mong đợi một tác dụng lớn và chắc chắn không có gì gần với các loại thuốc như Ozempic", Rob van Dam, Giáo sư khoa học thể dục và dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Milken Institute thuộc Đại học George Washington (Mỹ) cho biết.

Julia Zumpano, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Cleveland Clinic ở Ohio (Mỹ), cho biết thêm, việc tập trung vào một loại thực phẩm hoặc đồ uống duy nhất đã bỏ qua nhiều yếu tố khác đóng vai trò trong việc giảm cân.

Những yếu tố đó bao gồm chế độ ăn uống rộng hơn của một người, thói quen tập thể dục, di truyền, căng thẳng, sức khỏe trao đổi chất và thậm chí cả chất lượng giấc ngủ của một cá nhân.

"Hãy xem cách bạn có thể cải thiện lối sống, nếu mục tiêu của bạn là giảm cân. Không chỉ cụ thể một loại thực phẩm, thuốc, chất bổ sung là có tác dụng" cô nói.

Trong khi đó, theo Everyday Health, chuyên gia dinh dưỡng Sarah Koszyk (Mỹ) cho biết, nếu đồ uống của bạn thường có lượng calo cao, việc thay đổi trà có thể dẫn đến giảm cân. Ví dụ, đổi một cốc cà phê mocha nhiều đường lấy một cốc trà không calo tại quán cà phê có thể dễ dàng giúp bạn tiết kiệm vài trăm calo.

Thực tế, có nghiên cứu cho thấy trà cũng có thể đóng vai trò trực tiếp trong việc giảm cân. Koszyk nói: "Trà có chứa catechin, có thể làm tăng quá trình trao đổi chất bằng cách kích thích cơ thể phân hủy chất béo nhanh hơn và đốt cháy nhiều calo hơn".

Theo nghiên cứu, catechin là một loại hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Trà đặc biệt giàu 4 catechin là epicatechin (EC), epigallocatechin (EGC), epicatechin gallate (ECG) và epigallocatechin gallate (EGCG).

Theo một đánh giá, trong số bốn loại này, EGCG có nhiều nhất và được cho là đóng góp nhiều nhất vào nhiều lợi ích sức khỏe của trà.

Tác dụng đốt cháy calo của trà xanh có thể xuất phát từ tác dụng kết hợp của EGCG và caffeine, dường như có tác dụng hiệp đồng.

"Các nghiên cứu đã báo cáo rằng caffeine phải có cùng với EGCG để hỗ trợ giảm cân vì cần có hệ thần kinh được kích thích để đạt được hiệu quả tối ưu. Theo đánh giá của nghiên cứu, trà xanh chỉ có tác dụng giảm cân khi được kết hợp với 80 đến 300 miligam caffeine mỗi ngày" Koszyk nói.

Như vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định tác dụng thực sự của trà xanh trong việc giảm cân. Dù vậy, nó là một loại đồ uống giúp bạn khỏe mạnh và bảo vệ chống lại bệnh tật.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Công ty Đại Lực Hoàng bị phạt 180 triệu đồng vì sản xuất dầu xoa bóp không đúng quy định

Thanh tra Sở Y tế TPHCM vừa công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực Dược - Mỹ phẩm - Thiết bị y tế, từ ngày 16/12/2024 đến ngày 31/12/2024.Trong đó, bị phạt số tiền lớn nhất là Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại mỹ phẩm Lê Vân (2B31/1 Ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM).Cụ thể, Công ty mỹ phẩm Lê Vân bị phạt 180 triệu đồng vì 3 hành vi. Thứ nhất, thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm không phải là thuốc nhưng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc.Thứ hai, đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.Thứ ba, sản xuất thiết bị y tế khi chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất thiết bị y t...

Tin tức 1
Nguyễn Xuân Son chuẩn bị hồi phục để trở lại tập luyện sau 23 ngày tới

Chúc mừng cầu thủ Nguyễn Xuân Son, GS.TS Trần Văn Thuấn bày tỏ: "Không chỉ có mình tôi, mà tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng đội", GS Thuấn nói.Ông cũng chia sẻ với Nguyễn Xuân Son, rằng bác sĩ phẫu thuật, điều trị cho Son là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chấn thương. Ekip mổ, gây mê, phục hồi chức năng, chuyên gia dinh dưỡng... sẽ đồng hành với Son trong quá trình tập luyện, hồi phục sau này.GS.TS Trần Văn Thuấn chúc mừng Xuân Son (Ảnh: Hồng Hải)."Tôi cũng đã được nghe các bác sĩ trao đổi rằng ca mổ của bạn rất thành công. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ hồi phục sớm và Xuân Son lại sớm tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.GS Thuấn thông tin thêm, phương pháp điều trị cho Son là phương pháp can thiệp tối thiểu và giúp nhanh gắn kết...

Tin tức 1
**Phương pháp điều trị và khả năng tái xuất của Nguyễn Xuân Son sau chấn thương**

Tối 6/1, hàng triệu trái tim người hâm mộ bóng đá nước nhà vỡ òa khi đội tuyển Việt Nam vượt qua Thái Lan trong trận lượt về chung kết AFF Cup 2024, lên ngôi vô địch lần thứ 3.Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, đội tuyển Việt Nam cũng chịu tổn thất không nhỏ khi tiền đạo chủ lực Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng, phải rời sân ngay thời gian đầu trận đấu.Cụ thể, ở phút 32, Nguyễn Xuân Son trong nỗ lực chuyền bóng cho đồng đội đã ngã khá mạnh xuống mặt sân Rajamangala (Bangkok, Thái Lan). Cú ngã này khiến phần dưới chân phải của Xuân Son bị gập.Nguyễn Xuân Son sau đó được đưa lên xe cấp cứu đến thẳng bệnh viện tại Bangkok. Kết quả chụp phim tại đây cho thấy, nam tuyển thủ bị gãy xương ống đồng và gãy xương mác. Cầu thủ này buộc phải cố định chân phải trong một thời gian.Hình ảnh chụp phim x...