Chiến lược phát triển hạ tầng số đến năm 2025 và triển khai đến năm 2030

Đây cũng là dịp để đánh giá kết quả chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm và chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mới, từ đó đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, ngày 10/10/2022 đã đánh dấu cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên trở thành ngày chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược (Ảnh: Đoàn Bắc).

Sau hai năm, quá trình chuyển đổi số được đánh giá là mang lại nhiều kết quả tích cực. Tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh rằng người dân, doanh nghiệp ủng hộ, đồng hành, tham gia tích cực hơn. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người".

Mới đây, vào ngày 9/10, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, chiến lược đặt ra mục tiêu đến 2025 sẽ phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình, đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới, hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Data Center).

100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G.

Chiến lược cũng tập trung phát triển các trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE - Power Usage Effectiveness) không vượt quá 1,4.

Trung bình, mỗi người dân có 1 kết nối Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), có 1 định danh số. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%.

Ngoài ra, chiến lược còn phát triển các nền tảng cung cấp công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng,...) như dịch vụ, đóng vai trò là hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội.

Những mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số, hướng đến năm 2025 (Ảnh: dx.gov.vn).

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 là 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số.

Định hướng sẽ đưa vào hoạt động tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350Tbps; hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ; đồng thời triển khai thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.

Bên cạnh đó, tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 3 lần dung lượng sử dụng thực tế).

Đến năm 2030, mục tiêu sẽ phát triển các Trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center); Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; Trung tâm dữ liệu biên đáp ứng yêu cầu trong nước và sẵn sàng phát triển các Trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub).

Đồng thời, số lượng kết nối IoT sẽ đạt mức trung bình cao của thế giới hoặc trung bình mỗi người dân 4 kết nối IoT. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 70%.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Tại sao tài khoản Facebook không cần xác thực số điện thoại vẫn có thể sử dụng bình thường?

Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các nền tảng mạng xã hội có lưu trữ dữ liệu hoặc có tổng số lượng truy cập thường xuyên tại Việt Nam từ 100.000 lượt trở lên sẽ phải thực hiện xác thực tài khoản của người dùng bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.Trong trường hợp người dùng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.Một người dùng Facebook thắc mắc vẫn có thể hoạt động bình thường dù chưa xác thực số điện thoại di động sau ngày 25/12 (Ảnh chụp màn hình).Nghị định nêu rõ chỉ những tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được hoạt động, bao gồm đăng thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và c...

Tin tức 1
Chất xúc tác 5G đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghệ tại Việt Nam

VinaPhone là nhà mạng gần nhất thực hiện 5G phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước (Ảnh: VNPT).Ngày 26/12, tại tọa đàm "Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh", đại diện các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam, bao gồm Viettel, VNPT và MobiFone, đã thảo luận về tiềm năng, thách thức và những cơ hội mà công nghệ 5G mang lại trong kỷ nguyên chuyển đổi số.Đây là sự kiện do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (ICT Press Club) tổ chức, nhằm thảo luận, đánh giá khách quan các mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW, coi 5G là nền tảng cốt lõi để thúc đẩy công nghiệp 4.0 và kinh tế số tại Việt Nam.Nghị quyết 57: Đòn bẩy thúc đẩy 5G và chuyển đổi số toàn diện tại Việt NamÔng Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số của MobiFone, cho rằng nghị quyết 57 là một quyết...

Tin tức 1
Oppo ra mắt A5 Pro - Điện thoại pin dung lượng lớn, thiết kế siêu bền

Oppo A5 Pro được xem là phiên bản nâng cấp của A3 Pro được trình làng hồi tháng 6 vừa qua.Oppo A5 Pro có độ bền ấn tượng nhưng vẫn sở hữu thiết kế mỏng, nhẹ (Ảnh: Oppo).Điểm nhấn ấn tượng nhất của Oppo A5 Pro đó là được trang bị độ bền tiêu chuẩn quân đội, mà theo Oppo sản phẩm đã vượt qua 14 bài kiểm tra trong các môi trường khắc nghiệt khác nhau.Oppo A5 Pro có khả năng chống bụi, chống nước theo tiêu chuẩn IP69, cho phép ngâm nước ở độ sâu 1,5m trong vòng 30 phút, giúp sản phẩm có thể "sống sót" khi bỏ quên trong máy giặt, bị dính xà phòng, bị đổ nước nóng lên trên… Oppo A5 Pro có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -35 đến 47 độ C.Sản phẩm cũng được trang bị một nút bấm cho phép đẩy nước từ các khe loa và khe hở trên sản phẩm sau khi bị dính nước, giúp không ảnh hưởng đến chất lượng...