Phẫu thuật mổ cườm mắt chỉ trong 15 phút, nhanh hồi phục
Năm 2021, ông H. Saran đến bệnh viện FV khám thị lực do mắt bị mờ. Kết quả khám cho thấy ông bị đục thủy tinh thể, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và sinh hoạt, nếu để trễ hơn nữa có thể làm cho cuộc phẫu thuật lâu hơn và tăng nguy cơ biến chứng trong phẫu thuật.
Đục thủy tinh thể hay bệnh cườm mắt là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục, làm cản trở tia sáng lọt qua, khiến võng mạc không thu được hình ảnh, từ đó thị lực của bệnh nhân bị suy giảm. Bác sĩ Hoàng Chí Tâm - Chuyên khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ, Bệnh viện FV cho biết bệnh nhân Saran có tiền sử tiểu đường hơn 20 năm, đây là yếu tố làm đục thể thủy tinh tiến triển nhanh hơn so với người thường. "Đường máu tăng làm thay đổi sự thẩm thấu và gây tổn thương tế bào mắt, biến đổi thể thủy tinh từ trong suốt thành đục, làm mờ mắt", bác sĩ Tâm cho hay.
Bệnh nhân Saran vui mừng vì sau ca mổ cườm, thị lực hồi phục tốt, không cần phải đeo kính.
Ông Saran được chỉ định phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể để cải thiện thị lực sớm, tuy nhiên cũng do sợ các biến chứng mổ mắt khi bị tiểu đường, ông trì hoãn ca phẫu thuật tới 3 năm. Khi mắt đã mờ hầu như không nhìn thấy đường, ông Saran mới quay lại FV để thực hiện phẫu thuật.
Bác sĩ Hoàng Chí Tâm nhận thấy thị lực của bệnh nhân lúc này chỉ còn 1/10 cho mắt trái, mắt phải là 2/10. May mắn là đáy mắt bệnh nhân tốt, không có những rối loạn về võng mạc đái tháo đường, chụp cắt lớp võng mạc OCT cho thấy thần kinh thị giác bình thường nên vẫn có thể tiến hành phẫu thuật được. Bệnh nhân còn được hội chẩn với bác sĩ nội tiết đái tháo đường và các xét nghiệm cơ bản, đánh giá trước với bác sĩ gây mê để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân được chỉ định mổ mắt bằng kỹ thuật Phaco. Đây là kỹ thuật có độ an toàn cao, được thực hiện dựa trên việc dùng năng lượng sóng âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể bị đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, sau đó thay thế bằng thể thủy tinh đa tiêu cự kéo dài tiêu điểm (EDOF), nhờ vậy bệnh nhân có thể nhìn xa, nhìn gần, tầm trung đều tốt mà không phụ thuộc vào mắt kính và ít bị lóa mắt khi lái xe vào buổi chiều tối.
Mô phỏng bệnh đục thủy tinh thể (Ảnh: Freepik).
Ca phẫu thuật cho ông Saran diễn ra trong vòng 15 phút. Ông cho biết không cảm thấy đau đớn. Hai tiếng sau, tấm băng mắt được tháo ra, bệnh nhân được đeo kính bảo hộ và xuất viện. Ông ngạc nhiên khi mắt đã có thể nhìn trở lại sau 6 tiếng.
Bệnh nhân được lên kế hoạch phẫu thuật từng mắt, mỗi cuộc phẫu thuật cách nhau 1 tuần để có thể đánh giá mức độ hồi phục và đáp ứng của phương án điều trị. Tái khám sau đó, ông Saran vui mừng khi kết quả đo thị lực đạt 9/10 cả 2 mắt. Với đôi mắt sáng khỏe, ông thoải mái trong các sinh hoạt hằng ngày mà không cần đeo kính.
Lưu ý gì để mắt hồi phục nhanh sau mổ cườm?
Bác sĩ Hoàng Chí Tâm nhấn mạnh: "Những trường hợp mổ xong mà thị lực không được cải thiện đa phần là do người bệnh đang có các bệnh lý kèm theo như cườm nước, bệnh lý võng mạc tiểu đường, thoái hóa hoàng điểm, tắc mạch máu trong đáy mắt".
Do đó, để có kết quả mổ đục thủy tinh thể tốt, bệnh nhân cần được khám tiền phẫu. Bác sĩ Tâm cho biết, tại FV quy trình khám tiền phẫu cho bệnh nhân gồm kiểm tra về đường máu, huyết áp, mỡ máu, khám và hội chẩn với những bác sĩ nội khoa cũng như bác sĩ gây mê khi cần. Nếu mổ trong tình trạng đường huyết cao sẽ có nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, vết thương chậm lành, biến chứng võng mạc,...
Bệnh nhân điều trị cườm mắt tại FV được khám tiền phẫu.
Vì vậy bệnh nhân nên được soi đáy mắt, kiểm tra các rối loạn mạch máu, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thể thủy tinh nhân tạo phù hợp. Bác sĩ còn đo tế bào nội mô giác mạc, chụp hình ảnh để đánh giá công suất thể thủy tinh, chụp OCT hay chụp hình màu đáy mắt của bệnh nhân để loại trừ vấn đề mạch máu thần kinh khác.
Câu hỏi đặt ra là vì sao ngày càng nhiều bệnh nhân lớn tuổi chọn mổ cườm mắt tại FV? Lý do là các ca mổ cườm tại FV được tiến hành trong phòng phẫu thuật theo đúng tiêu chuẩn y tế quốc tế JCI với tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
Các vật dụng cho bệnh nhân là những thiết bị dùng 1 lần nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được hướng dẫn kỹ quá trình chăm sóc mắt trước khi xuất viện để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Chính nhờ việc kiểm soát tốt trước, trong và sau mổ cho từng ca bệnh, nên bệnh nhân hài lòng, chọn Bệnh viện FV để phẫu thuật và phục hồi chức năng thị giác, qua đó cải thiện chất lượng sống.
Quá trình mổ cườm mắt được thực hiện trong phòng mổ được kiểm soát nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế JCI.
Một số người lo ngại những biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ như viêm nhiễm, đục bao sau, viêm kết mạc mắt, chảy máu, bong võng mạc, tăng nhãn áp... Để phòng tránh những biến chứng này, người bệnh cần đặc biệt khám sàng lọc đầy đủ trước mổ, tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ như: đeo kính bảo vệ mắt, không tự lái xe, hạn chế đọc sách báo hay sử dụng các thiết bị điện tử, tránh để dính nước vào mắt, không đi bơi hay tắm biển trong những tuần đầu tiên… cũng như thực hiện các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau phẫu thuật.
Đối với trường hợp đau sau khi mổ, theo bác sĩ Tâm, nguyên nhân có thể là do vết mổ bị tác động, áp lực trong mắt bị căng quá mức gây đau, tuy nhiên đa số bệnh nhân sẽ hết đau sau một đêm, trường hợp không hết thì bệnh nhân cần đến bệnh viện khám ngay.
Một số người ngại mổ cườm mắt vì nghĩ rằng tuổi tác cao sẽ khó đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên bác sĩ Hoàng Chí Tâm cho rằng phẫu thuật cườm mắt không giới hạn tuổi tác. "Bệnh viện FV từng mổ cườm cho cụ bà 103 tuổi bị đục thủy tinh thể, giúp cụ từ tình trạng mắt bị mờ gần như không nhìn thấy được gì đã có thể khôi phục thị lực tốt, không cần dùng kính", bác sĩ Tâm cho hay.
Bác sĩ Hoàng Chí Tâm nhấn mạnh rằng phẫu thuật cườm mắt không giới hạn tuổi tác.
Để tìm hiểu thêm thông tin về phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn có thể gọi vào số (028) 54 11 33 33, máy nhánh 2000 để được tư vấn phẫu thuật đục thủy tinh thể tại Bệnh viện FV.
Đó là trường hợp của anh V.L.K. (30 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Sau cơn đau bụng dữ dội, nôn ói kèm theo sốt cao, anh phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận anh có tiền sử nghiện rượu bia nặng. Cách đây một năm, người đàn ông từng nhập viện với bệnh cảnh tương tự, được chẩn đoán viêm tụy cấp do rượu. Tuy nhiên, thay vì cai rượu, anh vẫn duy trì thói quen uống mỗi ngày.Tại khoa Cấp Cứu, các bác sĩ nhanh chóng thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm, chụp CT bụng.Kết quả cho thấy định lượng triglyceride (chỉ số mỡ máu), men tụy và men gan tăng cao. Người bệnh được chẩn đoán viêm tụy cấp nặng do rượu, tăng triglyceride máu, tăng huyết áp, rối loạn điện giải.Ảnh chụp CT cho thấy vùng tụy của bệnh nhân phù nề, xung quanh tụ dịch (Ảnh: BV).Sau 12 giờ...
Bệnh nhi là con của sản phụ Phan Thị M.H., trú tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, và được sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vào ngày 23/11.Bé trai này mắc bệnh tim một thất, dạng thất đảo gốc động mạch phổi mà không hẹp phổi, thất trái thiểu sản và thông liên thất rất rộng.Bé được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh sau khi các bác sĩ siêu âm và chụp cắt lớp vi tính tầm soát sau sinh. Ngoài ra, bé còn có triệu chứng suy hô hấp, nhiễm trùng huyết và sinh sớm ở tuần thứ 36.Sau 25 ngày được điều trị tích cực nội khoa, hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã quyết định phẫu thuật cho bé bằng phương pháp thu hẹp đường kính thân động mạch phổi. Sau ca phẫu thuật, bé tiếp tục được thở máy, hồi sức và theo dõi chăm sóc đặc biệt. Khi sức khỏe ổn định, bé đã được xuất viện.Theo các bác sĩ, tim...
Sản phụ là chị L.T.H. (26 tuổi, Hà Nội) mang thai đôi nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi niềm vui chưa kịp trọn vẹn, đến tuần thai thứ 24, chị bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đau tức bụng và ra dịch nhầy.Ngay lập tức, chị H. được đưa đến một bệnh viện tại Hà Nội để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cổ tử cung của chị đã mở và chỉ định khâu lại để giữ thai.Hai bé song sinh chào đời cách nhau 5 tuần (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).Tuy nhiên, chỉ sau 6 ngày, vết khâu bị hở, khiến tình trạng nguy cấp hơn. Chị được chuyển gấp đến khoa Sản bệnh (A4), Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.ThS.BSCKII Nguyễn Biên Thùy, Phó trưởng khoa Sản bệnh A4 là người trực tiếp tiếp nhận và điều trị cho chị H.Trước tình huống một thai nhi đã vỡ ối và có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các bác sĩ buộc phải để bé trai chào...