Hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng, kinh tế số và tài chính đang được thúc đẩy

Chiều 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Doanh nghiệp hai nước cần tích cực, chủ động kết nối, hỗ trợ nhau

Với chủ đề "Tăng cường hợp tác cùng có lợi, chung tay kiến tạo tương lai", doanh nghiệp hai nước đã thảo luận tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu hợp tác của nhau, phù hợp định hướng hai nước và xu thế toàn cầu, trong các lĩnh vực phát triển, kết nối hạ tầng; hợp tác năng lượng; chuyển đổi số, kinh tế số; tài chính ngân hàng.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: Thành Đông).

Theo Thủ tướng, thời gian qua, quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tầm vóc của quan hệ chính trị, xã hội tốt đẹp giữa hai nước. Do vậy, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối hai nền kinh tế, mà một trong những trọng tâm là kết nối doanh nghiệp.

Chính phủ hai nước cần thúc đẩy hơn nữa kết nối về thể chế; về hạ tầng chiến lược; về quản trị và chuyển giao công nghệ; về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; về vốn, tập trung vào các ngành nghề mới nổi; về thanh toán, nhất là hợp tác thanh toán bằng đồng bản tệ, chuỗi cung ứng.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động kết nối, hỗ trợ nhau trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp".

Thủ tướng cho rằng, thời gian qua các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc chưa xứng tầm với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước; với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và đặc biệt là vai trò, vị thế và quy mô của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thông tin về chiến lược, kết quả tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam sau 40 năm đổi mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư chất lượng cao từ Trung Quốc, với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Chính phủ Việt Nam cam kết "3 bảo đảm", "3 thông" và "3 cùng".

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước tiếp tục đóng góp để hai nước gắn bó hơn, kết hơn, tin cậy hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, cùng thúc đẩy tăng trưởng, ủng hộ hai Chính phủ thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra.

Ông cũng đề nghị doanh nghiệp hai nước tích cực hợp tác, trao đổi để tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hai nước để tháo gỡ rào cản sản xuất, kinh doanh, thương mại, cải thiện môi trường đầu tư; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách...

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước cần xây dựng và triển khai các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác song phương đã thiết lập.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc cần tiếp tục đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, kết nối chiến lược trên các lĩnh vực, trong đó có hạ tầng giao thông; đẩy mạnh hợp tác triển khai các dự án đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc; hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc tọa đàm (Ảnh: Thành Đông).

Thủ tướng cho rằng, phía Trung Quốc cần tăng cường hơn nữa đầu tư tại Việt Nam, nhất là các dự án lớn, tiêu biểu trong các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh; chú trọng đầu tư cho kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng doanh nghiệp hai nước sẽ gắn kết với nhau hơn nữa, để xứng tầm với tầm vóc, ý nghĩa và tình cảm trong quan hệ hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng trên con đường phát triển.

Tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Lý Cường nhất trí về sự ủng hộ của hai Chính phủ đối với doanh nghiệp hai nước. Ông khẳng định, Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt, đối tác tốt, đáng tin cậy, có thể dựa vào nhau; đoàn kết một lòng thì chắc chắn sẽ vượt qua mọi thách thức, rủi ro.

Theo ông, trong hợp tác cần sự chân thành, miễn là kiên trì đi cùng một hướng, mang lại lợi ích cho nhau, đem lại phồn thịnh chung thì chắc chắn hai nước sẽ cùng thắng.

Cho rằng việc hợp tác kinh tế, thương mại luôn là điểm nhấn của hợp tác Trung Quốc - Việt Nam, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước, Thủ tướng Lý Cường khẳng định, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Ông cho biết, hợp tác kinh tế, thương mại hai nước vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, nhiều tiềm năng để phát triển. Giai đoạn tới, hai nước cần quan tâm 3 trọng điểm, trong đó cần tiếp tục kết nối chiến lược phát triển hai nước.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại cuộc tọa đàm (Ảnh: Thành Đông).

Theo Thủ tướng Lý Cường, hai nước có quan điểm phát triển như nhau, lợi ích chung rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên, cần quan tâm kết nối liên thông hai nước.

Thủ tướng Lý Cường cũng đề nghị hai bên không ngừng củng cố, bổ sung thế mạnh cho nhau. Mỗi bên đều có thế mạnh đặc biệt của mình về tài nguyên, kết cấu ngành nghề, có nhu cầu bổ sung cho nhau lâu dài; hai bên đã triển khai mạnh mẽ hợp tác kỹ thuật, công nghệ; phối hợp phân công, thúc đẩy, cùng nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Trung Quốc có thế mạnh về điện gió, điện mặt trời, xe điện đang phát triển hàng đầu thế giới, phù hợp nhu cầu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Việc hợp tác cùng có lợi sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực này", Thủ tướng Lý Cường nói.

Ông cũng cho biết, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng xuyên biên giới; tập trung sức lực, nâng cao sức sáng tạo, tập trung phát triển lĩnh vực năng lượng sạch.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Chính phủ quyết định giảm 8 bộ cơ quan nhà nước

Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ  tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ  tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...

Tin tức 1
Thủ tướng khám phá tiềm năng hợp tác mới tại Lào: Tư duy sáng tạo, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...

Tin tức 1
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Thủ tướng làm trưởng ban

Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...