Thời điểm tốt nhất để uống nước để hỗ trợ sức khỏe của thận và đường ruột

Theo Aboluowang, uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo.

Điều này không chỉ giúp cơ thể khởi động sau một giấc ngủ dài mà còn hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể. Dưới đây là những lợi ích điển hình mà việc uống nước khi bụng đói vào buổi sáng có thể mang lại.

Cải thiện hệ tuần hoàn

Uống nước buổi sáng giúp mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).

Sau một đêm dài, cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể thông qua hơi thở và mồ hôi. Điều này làm cho máu trở nên đặc hơn, dễ dẫn đến các biến động về huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Việc uống nước ngay khi thức dậy giúp pha loãng máu, giảm độ đặc của máu, và từ đó ổn định huyết áp. Điều này rất quan trọng cho những người có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hoặc huyết áp cao.

Làm sạch đường tiêu hóa

Khi thức dậy, thức ăn từ bữa tối đã được tiêu hóa gần hết, để lại một ít cặn bã trong dạ dày.

Uống nước vào buổi sáng giúp cuốn trôi các chất cặn bã này, làm sạch đường tiêu hóa. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón, giúp duy trì sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa sạch sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.

Giúp cơ thể tỉnh táo

Uống nước sau khi thức dậy cũng có tác dụng kích thích sự tỉnh táo của cơ thể. Việc bổ sung nước giúp các tế bào nhanh chóng hấp thụ, khởi động quá trình tuần hoàn và trao đổi chất.

Uống nước khi thức dậy kích thích sự tỉnh táo (Ảnh: Getty).

Khoảng 10 giây sau khi uống nước, các phân tử nước đã có thể đến mọi bộ phận trong cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo từ bên trong. Ngoài ra, nước còn giúp da căng mọng, đàn hồi, tạo nên vẻ ngoài tươi tắn và rạng rỡ.

Tốt cho thận

Uống nước vào buổi sáng cũng là cách tốt để duy trì sức khỏe của thận. Khi cơ thể thiếu nước, các chất kết tinh trong cơ thể dễ tích tụ, hình thành sỏi thận.

Việc bổ sung nước vào buổi sáng giúp làm loãng các chất cặn bã, giảm nguy cơ tích tụ sỏi thận và cải thiện chức năng của thận. Thận hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động trơn tru.

Lưu ý khi uống nước buổi sáng

Nhiều người cho rằng không nên uống nước ngay sau khi thức dậy mà nên đánh răng trước, vì lo lắng vi khuẩn trong miệng có thể theo nước vào ruột.

Tuy nhiên, trên thực tế, lo ngại này là không cần thiết. Ngay cả khi đánh răng, vi khuẩn vẫn không thể bị loại bỏ hoàn toàn. Hơn nữa, dạ dày có axit và các chất kìm khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn khi chúng đi vào cơ thể.

Vì vậy, bạn có thể thoải mái uống nước sau khi thức dậy mà không cần quá lo lắng về vi khuẩn.

Để tối ưu hóa lợi ích của việc uống nước vào buổi sáng, việc lựa chọn loại nước uống cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn nước uống buổi sáng:

- Uống nước ấm: Khi vừa thức dậy, cơ thể vẫn còn trong trạng thái nhạy cảm. Uống nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh vì nó giúp tránh gây sốc cho dạ dày và ruột. Nước ấm giúp kích thích lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà không làm cơ thể bị lạnh đột ngột.

- Tránh đồ uống có đường: Các loại đồ uống có ga hoặc chứa đường, như nước ngọt hay sữa, không phải là lựa chọn tốt cho buổi sáng. Chúng có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ sâu răng, tiểu đường và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, lựa chọn an toàn và tốt nhất là nước ấm hoặc nước khoáng sạch.

- Kiểm soát lượng nước uống: Lượng nước lý tưởng để uống vào buổi sáng là khoảng 200ml. Quá nhiều nước có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa và thận, trong khi quá ít nước lại không đủ để phát huy tác dụng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Nguy kịch vì uống rượu nhiều: Lưu ý cẩn thận khi xuất hiện cơ hội nhậu nhẹt vào dịp lễ, Tết

Đó là trường hợp của anh V.L.K. (30 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Sau cơn đau bụng dữ dội, nôn ói kèm theo sốt cao, anh phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận anh có tiền sử nghiện rượu bia nặng. Cách đây một năm, người đàn ông từng nhập viện với bệnh cảnh tương tự, được chẩn đoán viêm tụy cấp do rượu. Tuy nhiên, thay vì cai rượu, anh vẫn duy trì thói quen uống mỗi ngày.Tại khoa Cấp Cứu, các bác sĩ nhanh chóng thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm, chụp CT bụng.Kết quả cho thấy định lượng triglyceride (chỉ số mỡ máu), men tụy và men gan tăng cao. Người bệnh được chẩn đoán viêm tụy cấp nặng do rượu, tăng triglyceride máu, tăng huyết áp, rối loạn điện giải.Ảnh chụp CT cho thấy vùng tụy của bệnh nhân phù nề, xung quanh tụ dịch (Ảnh: BV).Sau 12 giờ...

Tin tức 1
Phẫu thuật tim phức tạp cho bé trai 25 ngày tuổi mang tính bẩm sinh

Bệnh nhi là con của sản phụ Phan Thị M.H., trú tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, và được sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vào ngày 23/11.Bé trai này mắc bệnh tim một thất, dạng thất đảo gốc động mạch phổi mà không hẹp phổi, thất trái thiểu sản và thông liên thất rất rộng.Bé được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh sau khi các bác sĩ siêu âm và chụp cắt lớp vi tính tầm soát sau sinh. Ngoài ra, bé còn có triệu chứng suy hô hấp, nhiễm trùng huyết và sinh sớm ở tuần thứ 36.Sau 25 ngày được điều trị tích cực nội khoa, hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã quyết định phẫu thuật cho bé bằng phương pháp thu hẹp đường kính thân động mạch phổi. Sau ca phẫu thuật, bé tiếp tục được thở máy, hồi sức và theo dõi chăm sóc đặc biệt. Khi sức khỏe ổn định, bé đã được xuất viện.Theo các bác sĩ, tim...

Tin tức 1
Đôi song sinh ở Hà Nội sinh ra cách nhau 5 tuần

Sản phụ là chị L.T.H. (26 tuổi, Hà Nội) mang thai đôi nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi niềm vui chưa kịp trọn vẹn, đến tuần thai thứ 24, chị bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đau tức bụng và ra dịch nhầy.Ngay lập tức, chị H. được đưa đến một bệnh viện tại Hà Nội để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cổ tử cung của chị đã mở và chỉ định khâu lại để giữ thai.Hai bé song sinh chào đời cách nhau 5 tuần (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).Tuy nhiên, chỉ sau 6 ngày, vết khâu bị hở, khiến tình trạng nguy cấp hơn. Chị được chuyển gấp đến khoa Sản bệnh (A4), Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.ThS.BSCKII Nguyễn Biên Thùy, Phó trưởng khoa Sản bệnh A4 là người trực tiếp tiếp nhận và điều trị cho chị H.Trước tình huống một thai nhi đã vỡ ối và có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các bác sĩ buộc phải để bé trai chào...