Con số này được cập nhật trong báo cáo gửi Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng năm 2024 (từ 1/10/2023 đến hết tháng 9/2024). Báo cáo do Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thừa ủy quyền Thủ tướng ký.
Theo đánh giá của Chính phủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong năm được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt và hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.
Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh một trong những kết quả nổi bật là xử lý nghiêm trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ, lãnh đạo quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, phụ trách, vi phạm trách nhiệm nêu gương và những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong (Ảnh: Phạm Thắng).
Báo cáo cho thấy trong năm 2024 có 52 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng. Trong đó, có 19 người bị khiển trách, 17 người bị cảnh cáo và 16 người bị cách chức.
Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết đã có 31.671 người kê khai lần đầu; 470.395 người đã kê khai hàng năm; 43.782 người đã kê khai bổ sung; 94.507 người kê khai phục vụ công tác cán bộ.
Trong 16.351 cán bộ được xác minh tài sản thu nhập năm 2023, có 8.884 người sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm nộp bản kê khai so với quy định….
Đáng chú ý, qua xác minh, các cơ quan kết luận có 19 người không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và bị xử lý kỷ luật. Những người này đã bị xử lý bằng các hình thức xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức…
Ngoài ra, báo cáo nêu rõ 1 trường hợp nộp lại quà tặng theo quy định cho đơn vị với số tiền 3,6 triệu đồng. Trong lực lượng công an, có 53 lượt cán bộ, chiến sĩ công an không nhận hối lộ với số tiền trên 58 triệu đồng.
Để phòng ngừa tham nhũng, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác người có chức vụ, quyền hạn theo quy định.
Số công chức, viên chức phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác là 92.142 người. Đến thời điểm báo cáo, công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác là 88.640 người (đạt 96,2%).
Chính phủ khẳng định việc chuyển đổi vị trí công tác đảm bảo phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành kiểm tra tại 89.126 cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 1.121 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng ở một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.
Trong khi đó, tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ còn hình thức, chưa thực chất.
Năm 2025, Chính phủ cho biết sẽ nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết chấn chỉnh; xử lý tình trạng làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...