Tân Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu nhậm chức xúc động trước Quốc hội chiều 21/10, ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước và thực hiện nghi lễ tuyên thệ.
"Trong thời khắc đặc biệt này, tôi rất xúc động, vinh dự và ý thức rất rõ về trách nhiệm to lớn trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân khi được Quốc hội tin tưởng, tín nhiệm bầu tôi giữ chức Chủ tịch nước", ông Lương Cường chia sẻ trước Quốc hội.
Tân Chủ tịch nước cảm ơn Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tin cậy, giới thiệu ông đảm nhiệm trọng trách cao cả này.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức (Ảnh: Phạm Thắng).
Nhắc lại thời điểm tháng 2/1975, trong không khí hào hùng cả nước hướng về miền Nam ruột thịt, tân Chủ tịch nước nói, khi đó ông xung phong đi bộ đội.
"Tôi ý thức và tâm niệm, đi chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chỉ mong đến ngày chiến thắng còn sống trở về là sung sướng, hạnh phúc; tuyệt nhiên không nghĩ, không mơ làm đến cấp này, chức kia", tân Chủ tịch nước chia sẻ.
Sau gần 50 năm phục vụ cách mạng và trải qua nhiều cương vị công tác, tân Chủ tịch nước được rèn luyện, thử thách trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; trưởng thành từ người chiến sĩ đến cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng.
"Dù ở cương vị công tác nào, được giao nhiệm vụ gì, tôi luôn kiên định, vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống và nâng cao năng lực công tác; toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó", Chủ tịch nước Lương Cường nói.
Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cương vị mới, ông cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
Ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch vững mạnh, thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bên cạnh đó, tân Chủ tịch nước nêu cao nhiệm vụ tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường thực hiện nghi lễ tuyên thệ trước Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).
Xây dựng củng cố "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển... cũng là định hướng được tân Chủ tịch nước Lương Cường đề cập.
Mục tiêu được người đứng đầu Nhà nước khẳng định là kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Ông cũng nêu rõ kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
Để hoàn thành trọng trách cao cả này, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân, tân Chủ tịch nước mong sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện để ông hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...