Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia ngày 22/10.
Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, Blockchain được định nghĩa là một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Việc ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng số tiên tiến, bảo đảm độ tin cậy và an toàn dữ liệu, tạo lập nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ số.
Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực trong ngành blockchain đến 2030
Theo Chiến lược, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ Blockchain.
Cụ thể, Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng 20 thương hiệu blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong khu vực; duy trì vận hành tối thiểu 3 trung tâm hoặc đặc khu thử nghiệm về blockchain tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia; có đại diện nằm trong Bảng xếp hạng nhóm 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi khối dẫn đầu trong khu vực châu Á.
Để thực hiện mục tiêu này, trong Chương trình Hành động giai đoạn 2024-2030, ban hành kèm theo Quyết định 1236/QĐ-TTg, Chính phủ đưa ra 5 hành động cụ thể, bao gồm:
(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý; (2) Phát triển hạ tầng, hình thành hệ sinh thái công nghiệp blockchain; (3) Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực Blockchain; (4) Thúc đẩy phát triển và ứng dụng Blockchain; (5) Thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế.
Trong đó, mỗi hoạt động được giao cụ thể cho các Bộ, ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và chịu trách nhiệm.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Thúc đẩy thương hiệu Blockchain Make in Việt Nam
Đáng chú ý, bên cạnh các Bộ, Ngành, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cùng các hội, hiệp hội nghề nghiệp, được giao chủ trì: Phát triển các nền tảng Blockchain Make in Việt Nam. Xây dựng các cơ chế vận hành, khai thác và tương tác, liên thông giữa các loại hình mạng blockchain hoạt động trên Hạ tầng blockchain Việt Nam.
Tập hợp các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng blockchain, thúc đẩy chia sẻ thông tin, nâng cao nội lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết: "Chiến lược Blockchain Quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành là một sự dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực blockchain, thể hiện sự cam kết và hành động cụ thể của Chính phủ, sự quyết liệt của đơn vị soạn thảo là Bộ thông tin và Truyền thông cũng như nỗ lực của cộng đồng trong việc thúc đẩy nền kinh tế số minh bạch, an toàn và phát triển bền vững".
Theo ông Phan Đức Trung, việc phổ cập công nghệ blockchain toàn diện, tiếp cận đến toàn dân như mục tiêu của Chiến lược sẽ đem lại hiệu quả rõ nét cho nền kinh tế số mà Chính phủ đã định hướng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến lược Blockchain Quốc gia là văn bản có tính pháp lý cao nhất, thể hiện mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain, tận dụng ưu thế của công nghệ tiên tiến này nhằm tạo điều kiện hiện thực hóa các mục tiêu đề ra của nền kinh tế số, xã hội số.
Trước đó, ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình.
Đây là lần đầu tiên Tài sản số được chính thức đưa vào văn bản luật với quy định cụ thể là loại tài sản vô hình, được pháp luật bảo hộ như quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
Việc luật hóa định nghĩa Tài sản số là một trong những hành động hiện thực cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, với mục tiêu đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) trước thời điểm tháng 5/2025.
Các cam kết này được thể hiện trong Kế hoạch Hành động quốc gia, được ban hành tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ khi Việt Nam bị đưa vào danh sách xám của FATF hồi tháng 6/2023, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) đã có đóng góp quan trọng, tích cực thông qua nhiều hoạt động.
Cụ thể như chuỗi 7 hội thảo góp ý xây dựng khung pháp lý Tài sản ảo; Hàng chục lượt đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp bằng văn bản đến các cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm tra, cho ý kiến về các quy định pháp luật này như Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ,...
Điều này nhằm góp phần xây dựng khung pháp lý Tài sản số phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam và tương đồng với thông lệ quốc tế.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các nền tảng mạng xã hội có lưu trữ dữ liệu hoặc có tổng số lượng truy cập thường xuyên tại Việt Nam từ 100.000 lượt trở lên sẽ phải thực hiện xác thực tài khoản của người dùng bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.Trong trường hợp người dùng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.Một người dùng Facebook thắc mắc vẫn có thể hoạt động bình thường dù chưa xác thực số điện thoại di động sau ngày 25/12 (Ảnh chụp màn hình).Nghị định nêu rõ chỉ những tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được hoạt động, bao gồm đăng thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và c...
VinaPhone là nhà mạng gần nhất thực hiện 5G phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước (Ảnh: VNPT).Ngày 26/12, tại tọa đàm "Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh", đại diện các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam, bao gồm Viettel, VNPT và MobiFone, đã thảo luận về tiềm năng, thách thức và những cơ hội mà công nghệ 5G mang lại trong kỷ nguyên chuyển đổi số.Đây là sự kiện do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (ICT Press Club) tổ chức, nhằm thảo luận, đánh giá khách quan các mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW, coi 5G là nền tảng cốt lõi để thúc đẩy công nghiệp 4.0 và kinh tế số tại Việt Nam.Nghị quyết 57: Đòn bẩy thúc đẩy 5G và chuyển đổi số toàn diện tại Việt NamÔng Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số của MobiFone, cho rằng nghị quyết 57 là một quyết...
Oppo A5 Pro được xem là phiên bản nâng cấp của A3 Pro được trình làng hồi tháng 6 vừa qua.Oppo A5 Pro có độ bền ấn tượng nhưng vẫn sở hữu thiết kế mỏng, nhẹ (Ảnh: Oppo).Điểm nhấn ấn tượng nhất của Oppo A5 Pro đó là được trang bị độ bền tiêu chuẩn quân đội, mà theo Oppo sản phẩm đã vượt qua 14 bài kiểm tra trong các môi trường khắc nghiệt khác nhau.Oppo A5 Pro có khả năng chống bụi, chống nước theo tiêu chuẩn IP69, cho phép ngâm nước ở độ sâu 1,5m trong vòng 30 phút, giúp sản phẩm có thể "sống sót" khi bỏ quên trong máy giặt, bị dính xà phòng, bị đổ nước nóng lên trên… Oppo A5 Pro có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -35 đến 47 độ C.Sản phẩm cũng được trang bị một nút bấm cho phép đẩy nước từ các khe loa và khe hở trên sản phẩm sau khi bị dính nước, giúp không ảnh hưởng đến chất lượng...