Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương; Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng; Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trương Quang Hoài Nam; Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang; Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng.
Thủ tướng lên đường sang Nga dự Hội nghị BRICS theo lời mời của Tổng thống Putin (Ảnh: Đoàn Bắc).
Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 diễn ra trong ngày 23-24/10 tại thành phố Kazan, Nga, với sự tham dự của lãnh đạo các thành viên BRICS và lãnh đạo hơn 30 nước khách mời, bao gồm các nước đang phát triển ở các châu lục và một số tổ chức quốc tế.
Theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị với tư cách khách mời.
Tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay có Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Việt Nam tại Hội nghị BRICS lần này mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Theo nữ Thứ trưởng, sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị BRICS mở rộng với chủ đề "cùng xây dựng tương lai tốt đẹp hơn" là sự khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại.
Cùng với việc tham gia, đóng góp tích cực tại Liên Hợp Quốc, ASEAN, các cơ chế APEC, G7, G20… và nhiều sáng kiến hợp tác, liên kết kinh tế toàn cầu, việc tham dự Hội nghị BRICS mở rộng là minh chứng cho cam kết và trách nhiệm của Việt Nam cùng đồng hành với các nước trong cộng đồng quốc tế.
Việc này cũng nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế và đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, cùng nâng cao tiếng nói của các nước phát triển trong nỗ lực góp phần vun đắp hòa bình, thúc đẩy hợp tác và phát triển trên thế giới.
Sự tham gia của Việt Nam cùng thảo luận với các nền kinh tế lớn, các nền kinh tế mới về những vấn đề đang đặt ra cũng nhằm đóng góp xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò, tầm vóc của Việt Nam đối với các vấn đề phát triển của nhân loại.
Việc này, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cũng chuyển tải hình ảnh về một Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển, năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.
Ý nghĩa thứ ba bà Hằng nhấn mạnh, là thông qua việc tham dự hội nghị, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với Nga và các nước. Với Nga, đây là chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
"Chuyến công tác góp phần tạo xung lực cho hợp tác song phương, thúc đẩy, mở ra các cơ hội hợp tác thực chất, hiệu quả giữa hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga", bà Hằng nhấn mạnh.
Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...