Tối 23/10 (giờ địa phương), trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan (Nga), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, tiếp xúc song phương nhiều nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước.
Gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ. Ông mong muốn các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đầu tư hơn nữa vào Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Đoàn Bắc).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhất trí sẽ tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, sớm nâng tầm và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước.
Đồng thời, lãnh đạo hai bên thống nhất sẽ đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại tương xứng với tiềm năng, phấn đấu sớm đạt mục tiêu kim ngạch song phương 4 tỷ USD, đồng thời nghiên cứu hình thành những khuôn khổ mới nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác, trong đó có hợp tác quốc phòng, tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa công dân hai nước.
Các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tình hình leo thang căng thẳng gần đây tại khu vực Trung Đông, cũng được hai nhà lãnh đạo đề cập, đồng thời khẳng định sẽ tăng cường phối hợp tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
Tại cuộc gặp với Tổng thống Kazakhstan, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Kazakhstan là đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực Trung Á.
"Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Kazakhstan", Thủ tướng nhấn mạnh.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên mức cao hơn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác về giao thông vận tải, hàng không, du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng là định hướng được hai nhà lãnh đạo nhất trí.
Tổng thống Nga Putin đón Tổng thống Turkmenistan, ông Serdar Berdimuhamedov (Ảnh: BRICS Summit).
Trong trao đổi với Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và mong muốn làm sâu sắc hơn hợp tác với Turkmenistan trên tất cả các lĩnh vực.
Đặc biệt, Thủ tướng kỳ vọng hai bên có thể khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng hợp tác về thương mại và đầu tư; đẩy mạnh du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân.
Tổng thống Turkmenistan đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam và những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Ông nhất trí triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ truyền thống giữa hai nước thời gian tới, đặc biệt là thúc đẩy trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, tìm các giải pháp để tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế song phương.
Với Ethiopia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Ethiopia, một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực châu Phi. Ông đề xuất hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nhiều tiềm năng như thương mại, đầu tư và nông nghiệp.
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cũng khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam và rất ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đánh giá cao vị trí và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, ông Abiy Ahmed nhất trí hai bên cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trong thời gian tới.
Hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh, hỗ trợ Lào cao nhất trong điều kiện có thể để giúp Lào vượt qua các thách thức, khó khăn hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (Ảnh: Dương Giang).
Sau khi thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ sớm chỉ đạo cơ quan liên quan của hai nước đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào, cũng như kết nối ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại, cũng là định hướng được hai lãnh đạo đề cập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ Việt Nam - Lào. Hai bên coi đây là tài sản vô giá, ưu tiên hàng đầu và là yếu tố sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước.
Hoài Thu (Từ Kazan, Nga)
Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...