Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, nước ta xuất khẩu quế đứng đầu thế giới kể từ năm 2022. Thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam là Ấn Độ, tiếp đến là Mỹ, Bangladesh…
Quế không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận trong y học cổ truyền và cả nghiên cứu khoa học hiện đại.
Với hương thơm ấm áp và vị cay nhẹ đặc trưng, quế đã trở thành thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc và chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ sức khỏe.
Quế mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).
Quế chứa nhiều hợp chất tự nhiên có tác dụng tốt với sức khỏe, trong đó nổi bật là cinnamaldehyde. Đây là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng của quế, cùng các chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và eugenol. Nhờ những thành phần này, quế có thể mang lại một số tác dụng đáng chú ý sau đây:
Hỗ trợ giảm đường huyết
Một nghiên cứu trên tạp chí Annals of Family Medicine đã chỉ ra rằng, quế có khả năng điều hòa đường huyết đáng kể, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo nghiên cứu, những người tham gia sử dụng 1-6g quế mỗi ngày trong vòng 40 ngày đã thấy sự giảm 3-5% chỉ số đường huyết. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho những người đang tìm kiếm các phương pháp bổ trợ cho việc kiểm soát đường huyết.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu đăng trên Lipids in Health and Disease đã phát hiện rằng, sử dụng quế có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Cụ thể, những người tham gia dùng 120mg quế mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm tới 12% lượng cholesterol xấu. Điều này góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.
Ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm
Quế chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol, giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nghiên cứu từ Journal of Clinical Medicine cho thấy, các hợp chất polyphenol trong quế có khả năng ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, Alzheimer và một số loại ung thư.
Cách sử dụng quế hiệu quả
Để tận dụng các lợi ích sức khỏe của quế một cách tối đa, bạn có thể sử dụng quế theo các cách sau:
- Dạng bột quế: Pha 1-3g bột quế với nước ấm hoặc sữa để uống hàng ngày. Bột quế cũng có thể thêm vào các món cháo, bánh để tăng hương vị và lợi ích dinh dưỡng.
- Trà quế: Sử dụng một thanh quế nhỏ hoặc một muỗng bột quế, pha với nước nóng. Đây là thức uống lý tưởng vào buổi sáng giúp khởi động cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.
- Tinh dầu quế: Sử dụng tinh dầu quế để massage các vùng cơ đau nhức hoặc khuếch tán trong không gian để giúp tinh thần thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu.
Lưu ý khi sử dụng quế
Mặc dù quế rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây hại. Coumarin, một hợp chất trong quế, có thể gây độc nếu sử dụng liều cao lâu dài, đặc biệt là đối với gan.
Liều lượng an toàn: Hạn chế không quá 6g quế mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ: Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng, kích ứng dạ dày hoặc tiêu chảy khi sử dụng quế. Hãy thử nghiệm từ liều nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể. Người mang thai, người có bệnh lý gan hoặc đang sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng quế.
Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...
Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...