Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Trần Minh).

Đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục phối hợp cùng ngành y tế, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, đoàn thể, cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều này nhằm chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, hạn chế dịch bệnh lây lan, bùng phát, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Dịch sởi diễn biến phức tạp

Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận hơn 38.000 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng hơn 94 lần so với năm 2023. Số ca sởi dương tính là hơn 6.700, tăng hơn 130 lần so với năm 2023. Trong đó có 13 ca tử vong, tăng 13 ca so với năm ngoái.

Trong đó, một số tỉnh có số mắc cao là Đồng Nai (6.360 ca), TPHCM (4.758 ca), Bình Dương (4.745 ca), Cà Mau (2.405 ca)...

"Tỷ lệ tiêm chủng sởi đạt tỷ lệ rất cao tại một số tỉnh, nhưng bệnh sởi vẫn ghi nhận ở các tỉnh đó. Qua tìm hiểu thì do thống kê số trẻ chưa sát thực tế, để lỗ hổng là trẻ không đi tiêm chủng. Tại một số thành phố lớn, bà mẹ có hiện tượng anti-vaccine, không đưa con đi tiêm. Trong năm, dịch sởi xuất hiện rất nhiều nơi", ông Tâm nói.

Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (Ảnh: T.D).

Với bệnh dại, theo ông Tâm, đây là bệnh truyền nhiễm có số trường hợp tử vong cao nhất (84 ca tử vong từ đầu năm đến nay). Để ngăn ngừa bệnh dại trên người, chúng ta cần đạt tỷ lệ tiêm chủng cho chó mèo trên 70%, tuy nhiên hiện chỉ đạt dưới 50%.

"Tại nhiều tỉnh, thành, đặc biệt vùng sâu vùng xa hiện tượng chó mèo thả rông, không đeo rọ mõm phổ biến. Một số người dân chủ quan không tiêm phòng", ông Tâm nói.

Ngoài ra, theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 141.000 ca sốt xuất huyết (giảm gần 17% so với năm 2023); 28 người tử vong (giảm 17 ca so với năm 2023). Trong đó, Hải Phòng có số ca mắc cao nhất là hơn 23.000 ca mắc, TPHCM hơn 14.000 ca mắc.

Đồng thời ghi nhận hơn 76.000 ca mắc tay chân miệng, gần 290.000 trường hợp cúm mùa (8 ca tử vong).  

Theo ông Tâm, dịch bệnh vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng liên tục của các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm vaccine; chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Ý thức phòng bệnh vẫn còn hạn chế; một bộ phận người dân chủ quan, lơ là; hiện tượng anti-vaccine.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế có lúc xảy ra cục bộ gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp

Thế giới luôn cảnh báo các bệnh truyền nhiễm luôn là mối nguy hiểm hiện hữu đối với mọi quốc gia.

Hằng năm, trên thế giới trung bình có 5 bệnh mới xuất hiện trên người, trong đó có 3-4 bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Việt Nam nằm trong điểm nóng về dịch bệnh truyền nhiễm đang nổi trên người có xuất xứ từ động vật (trong đó 72% bệnh truyền nhiễm đang nổi trên người từ động vật hoang dã).

Theo ông Tâm, dự báo năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm còn diễn biến phức tạp. Trong đó, sốt xuất huyết là thách thức y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu với các yếu tố nguy cơ do biến đổi khí hậu, giao thương, du lịch phát triển, đô thị hóa, di dân gia tăng và sự đa dạng các vật chứa mầm bệnh, kiểm soát véc tơ hạn chế.

"Đặc biệt, bệnh dại vẫn ghi nhận tử vong ở mức cao. Bệnh nguy hiểm mới nổi, lây truyền từ động vật sang người như đậu mùa khỉ tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc với các biến chủng mới. Cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ xuất hiện do virus trên gia cầm được phát hiện tại nhiều nơi", ông Tâm nói.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Sự gia tăng biến cố tim mạch vào mùa lạnh là do tác động của thời tiết lạnh đến hệ tim mạch

Mới đây, ông N.V.V. (55 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được đưa vào bệnh viện ở TPHCM trong tình trạng tụt huyết áp và oxy máu. Người nhà cho biết, trước đó một giờ, ông đột ngột lên cơn đau ngực dữ dội kèm khó thở.Qua các dấu hiệu điển hình, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ nhất, có biến chứng choáng tim, tình trạng hết sức nguy kịch.Các bác sĩ phát hiện bệnh nhân tắc hoàn toàn mạch máu chính nuôi tim (Ảnh: BV).Ngay sau khi ổn định các chỉ số sinh tồn, người bệnh được đưa vào phòng can thiệp tim mạch. Qua hình ảnh chụp mạch vành, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân tắc hoàn toàn ngay sau lỗ động mạch liên thất trước (mạch máu chính nuôi tim).Trước tình hình này, ekip bác sĩ khoa Nội tim mạch tiến hành can thiệp nong và đặt stent tại vị trí tắc mạch. Quá trình điều trị diễn r...