Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 (FII8) tại Vương quốc Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Hoàng Thái tử Jordan Al Hussein bin Abdullah II, chiều 29/10 (giờ địa phương).
Ngưỡng mộ thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Hoàng Thái tử Jordan đánh giá Việt Nam là điểm sáng về phát triển kinh tế ở khu vực châu Á.
Hoàng Thái tử cho biết Nhà vua Jordan có tình cảm đặc biệt với Việt Nam và sẽ thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Hoàng Thái tử Jordan Al Hussein bin Abdullah II (Ảnh: Đoàn Bắc).
Với mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ với Việt Nam, Hoàng Thái tử nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc thiết lập các cơ chế hợp tác song phương, tạo đột phá trong hợp tác song phương, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Đặc biệt, Hoàng Thái tử Jordan hoan nghênh hướng đi mới của Việt Nam trong đầu tư phát triển ngành Halal. Hoàng Thái tử khẳng định khu vực Ả-rập là thị trường rất tiềm năng và sẵn sàng phối hợp, nhập khẩu các sản phẩm lương thực Halal của Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước, cũng như mở rộng, tái xuất khẩu vào các thị trường khu vực.
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đề nghị hai nước thúc đẩy quan hệ mọi mặt, hướng đến nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Mostafa Madbouly cho biết Ai Cập là một trong những nước Trung Đông - châu Phi đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1963 và luôn coi trọng quan hệ truyền thống với Việt Nam.
Với các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn, đầu tư tại Ai Cập, ông Mostafa Madbouly cam kết họ sẽ được hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do giữa Ai Cập với các nước Ả-rập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ai Cập khuyến khích các doanh nghiệp hai nước đầu tư trong các lĩnh vực xe điện, nghiên cứu phần mềm... (Ảnh: Đoàn Bắc).
Hai Thủ tướng trong cuộc gặp cũng nhất trí thúc đẩy nghiên cứu, xem xét, đàm phán các hiệp định, thỏa thuận tạo khung pháp lý cho quan hệ thương mại hai nước.
Người đứng đầu Chính phủ hai nước cho rằng hai nền kinh tế có tính bổ sung cao và còn nhiều tiềm năng để khai thác. Vì thế, Việt Nam và Ai Cập có thể thiết lập các khuôn khổ hợp tác thương mại song phương, góp phần nâng cao kim ngạch thương mại thời gian tới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mostafa Madbouly cũng nhất trí khuyến khích các doanh nghiệp hai nước đầu tư trong các lĩnh vực xe điện, nghiên cứu phần mềm, năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam và Ai Cập nhấn mạnh thêm, hai bên cần tiếp tục ủng hộ, phối hợp lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, làm cầu nối cho nhau trong tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước Ả-rập vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở hai khu vực.
Hoài Thu (Từ Riyadh, Ả-rập Xê-út)
Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...