Phòng ngừa trước các loại ma túy mới thông qua giao lưu trực tuyến

Trung tá Phan Đăng Trung, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tham gia tọa đàm sáng 31/10(Ảnh: Mạnh Quân).

Những năm gần đây, vấn nạn ma túy tại Việt Nam đã có nhiều biến động phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng đa dạng và tinh vi của các loại ma túy mới. 

Đáng lo ngại hơn, trong số này người nghiện, ma túy tổng hợp chiếm đến 70-75%, với tỷ lệ người nghiện ma túy đá và các chất kích thích ngày càng tăng cao.

Cuộc giao lưu trực tuyến "Phòng ngừa trước các dạng thức ma túy mới" diễn ra sáng 31/10.

Thống kê của Bộ Công an, hiện nay, cả nước có gần 240.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó phần lớn là thanh niên, chiếm khoảng 60% người nghiện lần đầu từ 15 đến 25 tuổi.

Tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) thường xuyên tiếp nhận các ca ngộ độc ma túy mới, để lại hệ lụy lâu dài cho người sử dụng. Nguy cơ ngộ độc các loại ma túy mới không chỉ gây loạn thần, ảo giác, mà còn tác động mạnh mẽ lên tim mạch, biến chứng xuất huyết não, phù não.

Tình trạng nghiện ma túy không chỉ tác động nặng nề lên sức khỏe thể chất và tinh thần của người nghiện mà còn kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng về an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Không chỉ dừng lại ở các dạng thức truyền thống, ma túy hiện nay đang dần chuyển hóa sang các dạng ngụy trang khó phát hiện hơn, từ thực phẩm, đồ uống cho đến các loại thuốc dễ gây nhầm lẫn.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhận biết các dạng ma túy mới, đặc biệt là các loại ngụy trang tinh vi trong cuộc sống hàng ngày? Làm sao để nâng cao ý thức phòng ngừa, bảo vệ bản thân và cộng đồng trước các hiểm họa tiềm ẩn từ ma túy? Và khi gặp các tình huống nguy cấp như ngộ độc hoặc nghi ngờ người thân, bạn bè bị ảnh hưởng bởi ma túy, chúng ta cần xử lý như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi trên và chia sẻ với quý vị những thông tin hữu ích, hôm nay, báo Dân trí phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Phòng ngừa trước các dạng thức ma túy mới".

Buổi tọa đàm có sự tham dự của 2 chuyên gia khách mời:

 - Trung tá Phan Đăng Trung, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.

 - TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Tọa đàm bắt đầu diễn ra lúc 9h tại tòa soạn Dân trí.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...