Trung tâm xạ trị Proton đầu tiên của miền Bắc sẽ được xây dựng

Thông tin trên được Giám đốc Bệnh viện K cho biết, sáng 1/11, trong ngày thứ 2 diễn ra hội thảo Điều trị đa mô thức bệnh ung thư và Quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024.

Theo GS Quảng, xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa trong điều trị ung thư. Sau hơn 100 năm đưa vào ứng dụng, xạ trị đã thực sự trở thành phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư.

Trong thực tế điều trị ung thư, hiện có khoảng 50%-60% các phác đồ điều trị đa mô thức bệnh ung thư có vai trò của xạ trị.

Bệnh nhân điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị tại Bệnh viện K (Ảnh: Trần Hà).

Giám đốc Bệnh viện K cho biết thêm, nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang áp dụng phương pháp xạ trị bằng bức xạ hạt như proton, ion nặng là phương pháp xạ mới, hiện đại, an toàn cho một số bệnh lý thay thế các chùm xạ trị photon (tia-X), electron (điện tử) từ máy gia tốc thẳng truyền thống.

Nhiều kỹ thuật xạ trị mới khác đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị ung thư nhi khoa, một số loại bệnh khó điều trị và giảm thiểu các biến chứng của xạ trị cho người bệnh.

"Tại Việt Nam, ứng dụng các kỹ thuật xạ trị trong ung thư tại Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, rất đáng khích lệ.

Như tại Bệnh viện K, các kỹ thuật như: Xạ trị không gian ba chiều theo hình dạng khối u (3D-CRT); xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh (IGRT), xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung (VMAT/ RapidArc), xạ trị áp sát liều cao hướng dẫn hình ảnh 3D bằng CT/MR… góp phần rất đáng kể nâng cao hiệu quả trong điều trị ung thư", GS Quảng nói.

Giám đốc Bệnh viện K, GS.TS Lê Văn Quảng phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Trần Hà).

Theo Giám đốc Bệnh viện K, hội thảo lần này có rất nhiều chuyên gia hàng đầu quốc tế về lĩnh vực xạ trị tham gia đến từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, 2 chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản chia sẻ về nền tảng và ứng dụng lâm sàng của xạ trị Ion carbon; liệu pháp xạ Proton trong điều trị ung thư...

Các kết quả nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật xạ trị mới, điều trị đa mô thức trong điều trị nhiều loại bệnh ung thư được chuyên gia Pháp, Mỹ trình bày. Đây là cơ hội quý báu để các chuyên gia trao đổi ý kiến, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng trong điều trị ung thư.

Theo GS Quảng, quy mô các cơ sở điều trị ung thư hiện tại mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu.

Chính vì thế, các cơ sở điều trị ung thư luôn quá tải, các bác sĩ, máy móc đều làm việc hết công suất. Sắp tới, Bệnh viện K4 sẽ được xây dựng, với quy mô gần gấp rưỡi K3 hiện nay sẽ giúp giảm tải cho người bệnh.

Bệnh viện K cơ sở 4 tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì (Hà Nội) quy mô khoảng 8,6ha. Bệnh viện K sẽ đầu tư, xây dựng cơ sở 4 để phát triển kỹ thuật cao như xạ trị proton, những kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất trên thế giới.

Trung tâm xạ trị Proton gồm khu sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ tại chỗ và một số giường điều trị sẽ được đặt tại Bệnh viện K cơ sở 4.

"Việc đầu tư xây dựng trung tâm ung thư chất lượng cao được trang bị các hệ thống máy xạ trị tiên tiến tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư, người bệnh có thể hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngay tại Việt Nam, không phải đi nước ngoài điều trị", GS Quảng nói.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...