Theo đó, Sundar Pichai cho biết Google đang sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nội bộ để viết hơn 25% số lượng mã lập trình mới của họ, sau đó những đoạn mã lập trình này được các kỹ sư của Google xem xét lại trước khi được sử dụng.
"Google đang sử dụng AI tự phát triển để cải thiện quy trình lập trình, giúp tăng năng suất và hiệu quả", Sundar Pichai cho biết. "Hiện nay, hơn 25% tổng số mã lập trình mới tại Google được tạo ra bởi AI, sau đó được các kỹ sư con người xem xét và chấp nhận. Điều này sẽ giúp các kỹ sư của chúng tôi làm được nhiều việc và tiến lên nhanh hơn".
Trong tương lai, các lập trình viên sẽ bị cạnh tranh công việc và có nguy cơ thất nghiệp vì AI? (Ảnh minh họa: AI).
Việc sử dụng mô hình AI tạo sinh để viết mã lập trình không phải là một ý tưởng mới, khi điều này sẽ giúp giảm công việc của con người, nhưng cùng với đó cũng sẽ tăng nguy cơ thất nghiệp cho những người khác, đặc biệt sinh viên mới ra trường hoặc những lập trình viên ở cấp thấp.
Tiết lộ của Sundar Pichai đã khiến không ít lập trình viên cảm thấy lo lắng khi công việc trong tương lai của họ có thể bị cạnh tranh bởi AI.
Tuy nhiên, việc sử dụng AI để viết mã lập trình cũng có thể gây ra những vấn đề bản quyền hoặc bảo mật, khi AI có thể sử dụng những đoạn mã đã được đăng ký bản quyền hoặc những đoạn mã cũ có tồn tại lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục. Đây là thời điểm các lập trình viên phải thay đổi vai trò của mình, từ những người tạo ra các đoạn mã trở thành người giám sát và kiểm tra lỗi trên các đoạn mã do AI tạo ra.
Một vấn đề nảy sinh khác khi sử dụng AI để viết mã lập trình, đó là các công ty phải đầu tư hệ thống máy chủ đủ mạnh, giúp đáp ứng được khả năng truy vấn và tư duy của các công cụ AI, điều này cũng sẽ làm tăng cao chi phí vận hành và đôi khi chi phí đó còn nhiều hơn cả việc thuê các lập trình viên là con người.
Trước Google, đầu năm nay một công ty khởi nghiệp có tên gọi Cognition Labs cũng đã cho ra mắt "kỹ sư phần mềm AI", mang tên gọi Devin, có thể thực hiện toàn bộ các dự án phần mềm từ đầu đến cuối, với rất ít hoặc thậm chí không cần sự can thiệp của con người.
Vào năm ngoái, phần mềm chatbot ChatGPT cũng đã chứng minh được khả năng lập trình và vượt qua được bài phỏng vấn tuyển dụng kỹ sư phần mềm của Google.
Hiện Google vẫn tiếp tục đầu tư mạnh cho "cuộc đua" phát triển AI, đặc biệt tập trung phát triển chatbot Gemini để có thể cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.
Google cũng đặt ra mục tiêu phát triển AI có khả năng tự chủ, cho phép tự động thực hiện các công việc trên máy tính như điều khiển máy tính, chạy các phần mềm, gõ bàn phím, nhấp chuột trên màn hình… mà không cần con người can thiệp.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc các hãng công nghệ phát triển AI với quá nhiều tính năng và trao quá nhiều quyền cho những công cụ này có thể gây ra tác dụng xấu, làm ảnh hưởng đến sự riêng tư và có nguy cơ vượt qua tầm kiểm soát của con người.
Hiện tại, camera chính trên các mẫu iPhone 14 Pro, iPhone 15 Pro và iPhone 16 Pro đều có khẩu độ cố định là f/1.78. Trong khi đó, những chiếc iPhone 18 Pro dự kiến sẽ hỗ trợ khả năng thay đổi khẩu độ một cách thủ công.iPhone 18 Pro và iPhone 18 Pro Max sẽ lần đầu tiên được trang bị khả năng thay đổi khẩu độ camera (Ảnh: Apple Insider).Với tính năng thay đổi khẩu độ camera, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống kính và đến cảm biến. Điều này giúp cho iPhone chụp ảnh tốt hơn trong nhiều điều kiện ánh sáng phức tạp.Đồng thời, tính năng này cũng cho phép người dùng kiểm soát tốt hơn độ sâu trường ảnh, hỗ trợ cho khả năng chụp hình chân dung. Theo Kuo, nhà sản xuất BE Semiconductor từ Hà Lan sẽ cung cấp các bộ phận cơ học để sản xuất cụm camera này.Trước đây, Kuo từng ti...
Nghị định 147/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 9/11 đã có những quy định mới về trách nhiệm cho những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam, có sử dụng dịch vụ cho thuê lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam hoặc có tổng số lượt truy cập từ Việt Nam thường xuyên trong một tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 6 tháng liên tục) từ 100.000 lượt trở lên.Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 (Ảnh: CNBC).Theo đó, Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài...
Trong năm qua nhiều cơ quan, tổ chức bị tấn công Ransomware gây thiệt hại lớn về kinh tế.Theo báo cáo, Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; các hình thức tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hóa dữ liệu diễn ra phổ biến.Báo cáo do Ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện trong tháng 12/2024, dựa trên khảo sát 4.935 đơn vị, tổ chức tại Việt Nam.Tấn công mạng tăng mạnh về quy mô và số lượngNăm 2024 cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trên không gian mạng, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô các vụ tấn công.Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra, nhắm vào các doanh nghiệp, tổ chức lớn như VNDirect, PVOIL, Vietnam Post và các cơ sở y tế, giáo dục… cho thấy...