3 lỗi phổ biến khi rửa bát gây hại cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình

Nhiều người chủ quan trước những thói quen nhỏ nhặt sau bữa ăn mà không nhận ra rằng chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe.

Việc không rửa bát ngay, không thay miếng rửa bát hay không rửa bát đúng cách đều làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, nấm mốc và các chất độc hại.

Những vi khuẩn và chất độc này, nếu tích tụ trong cơ thể theo thời gian, sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm tiêu hóa, ngộ độc, và thậm chí là ung thư.

Ngâm bát đĩa trong bồn rửa quá lâu

Ngâm bát đĩa bẩn trong bồn rửa nhiều giờ sau khi ăn là một thói quen phổ biến ở nhiều gia đình.

Ngâm bát đĩa quá lâu trong bồn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (Ảnh: Getty).

Theo nghiên cứu từ Đại học Arizona (Mỹ), bồn rửa, thớt và miếng rửa bát là các vật dụng có thể chứa vi khuẩn nhiều hơn cả bồn cầu trong nhà vệ sinh. Một chiếc thớt bẩn có thể chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bồn cầu gấp 200 lần, trong khi đó vòi nước bồn rửa bát cũng chứa vi khuẩn nhiều hơn 44 lần.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, vi khuẩn như E. coliSalmonella có thể sinh sôi và lan truyền nhanh chóng trong bồn rửa, nhất là khi chúng tiếp xúc với không khí ẩm ướt.

Nếu bát đũa bẩn bị ngâm 1-4 giờ sau khi ăn, số lượng vi khuẩn có thể tăng gấp nhiều lần, đạt đến ngưỡng một tỷ con trong vòng 10 giờ. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh tiêu hóa nguy hiểm và có thể tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp tục duy trì lâu dài.

Không thường xuyên thay mới miếng rửa bát

Miếng rửa bát cũng là một "ổ vi khuẩn" tiềm ẩn nếu không được vệ sinh và thay thế thường xuyên.

Miếng rửa bát cũ có thể là ổ vi khuẩn (Ảnh: Getty).

Theo một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Sinh học Fraunhofer tại Đức, mỗi cm² của miếng rửa bát có thể chứa tới 45 tỷ vi khuẩn, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh phổ biến như: E. coliSalmonella.

Một miếng rửa bát không sạch sẽ vô tình khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa ngay khi chúng ta rửa sạch, gây nguy cơ lây nhiễm ngược lại khi sử dụng các vật dụng này trong những bữa ăn tiếp theo.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, miếng rửa bát ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, việc thay mới miếng rửa bát mỗi tuần một lần là rất quan trọng để duy trì vệ sinh trong nhà bếp.

Nếu bạn sử dụng miếng rửa bát kháng khuẩn hoặc có thể giặt bằng nước nóng, hãy giặt ít nhất mỗi tuần để giảm thiểu vi khuẩn.

Không rửa bát đúng cách

Rửa bát đúng cách tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm rõ các biện pháp an toàn.

Khi rửa bát có nhiều lưu ý quan trọng (Ảnh: Getty).

Theo Brightside, khi mua bát đĩa mới, nên đun sôi chúng trong 30 phút để khử trùng trước khi sử dụng. Ngoài ra, các loại bát đĩa có mùi hoặc không sạch có thể được ngâm trong giấm hoặc nước trà khoảng 30 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.

Một lưu ý quan trọng khác là không nên lạm dụng các chất tẩy rửa như baking soda hoặc axit citric để tránh hư hại bề mặt và chất liệu của bát đĩa.

Sử dụng khăn khô lau sạch bát đĩa sau khi rửa hoặc phơi dưới nắng là cách hiệu quả để ngăn chặn nấm mốc phát triển và sản sinh aflatoxin, một độc tố có khả năng gây ung thư gan.

Một nghiên cứu từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy, nếu bát đĩa còn ẩm được xếp chồng lên nhau, nấm mốc dễ dàng phát triển và sản sinh độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm I - có khả năng gây ung thư ở người, đặc biệt là ung thư gan.

Theo WHO, aflatoxin sinh ra từ nấm mốc có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể. Do đó, sau khi rửa, nên lau khô bát đĩa bằng khăn sạch hoặc phơi dưới nắng để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và đảm bảo vệ sinh an toàn cho gia đình.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...