Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM ngày 5/11, trong tuần 44 (từ ngày 28/10 đến ngày 3/11), tổng số ca mắc sởi tại TPHCM là 141 ca, tăng 18% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, có 82 ca điều trị nội trú (giảm 7,3%) và 59 ca điều trị ngoại trú (tăng 90%).
Tích lũy từ đầu năm đến nay, số ca mắc sởi trên địa bàn Thành phố là 1.448 ca, gồm 1.124 ca điều trị nội trú và 324 ca điều trị ngoại trú. Đã có 3 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn Thành phố cũng gia tăng với gần 300 ca, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước, với 236 ca điều trị nội trú. Từ đầu năm đến nay, số ca sởi tích lũy đến từ các tỉnh khác là 2.165 ca, bao gồm 1 trường hợp tử vong.
Tình hình dịch bệnh sởi tại TPHCM tính đến tuần 44 (Ảnh: SYT).
Theo Sở Y tế TPHCM, trẻ dưới 9 tháng tuổi là nhóm chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.
Từ đầu mùa dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi được ghi nhận là 349 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc (đặc biệt là ở nhóm 6-9 tháng tuổi). Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm 11 tuổi trở lên (282 trẻ, chiếm 20% tổng số ca mắc).
Bên cạnh đó, số ca mắc ở nhóm trẻ 1-5 tuổi cũng chưa ghi nhận có xu hướng giảm.
Trước diễn biến gia tăng số ca mắc sởi mới, UBND TPHCM đã ban hành văn bản về việc mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn. Theo đó, Thành phố sẽ bổ sung 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi.
Phụ huynh chủ động đưa con đi tiêm vaccine sởi (Ảnh: SYT).
Thứ nhất, người trong lớp học có ca mắc sởi tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thứ hai, người chăm sóc người suy giảm miễn dịch tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các trại cai nghiện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM.
Loại vaccine sử dụng là vaccine chứa thành phần sởi do ngân sách Thành phố mua hoặc do Bộ Y tế cấp.
Riêng đối với trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản kiến nghị với Bộ Y tế về việc tiêm chủng sởi. Thành phố sẽ triển khai tiêm ngay khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...
Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...