Mẹ dẫn con gái đi bệnh viện suốt 12 năm vì tin vào thầy bùa, cho rằng có 'án oan' tâm thần

Ngày 5/11, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, nơi đây đã có hành trình 4 năm trời theo dõi, điều trị ngoạn mục cho một trường hợp mắc bệnh cảnh di truyền rất phức tạp, bị nhầm lẫn với tâm thần nhiều năm.

12 năm ròng rã "vái tứ phương" chữa bệnh cho con

Bệnh nhân là cô gái tên Tr. (24 tuổi, quê tỉnh Khánh Hòa), được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến với chẩn đoán loạn trương lực cơ, tâm thần phân liệt.

Theo lời kể từ gia đình, từ năm lớp 6 khi đang khỏe mạnh, Tr. đột ngột xuất hiện tình trạng tay chân co quắp, té ngã, đi vệ sinh không tự chủ, mất kiểm soát về trí não…

Đang bình thường, bệnh nhân bỗng co quắp tay chân, không làm chủ được trí não (Ảnh: BV).

Thương con gái, cô T. (65 tuổi, mẹ bệnh nhân) đưa Tr. đi khắp nơi để chữa trị. Thậm chí, nghe những người xung quanh nói con có thể đã bị vấn đề về tâm linh, người mẹ dắt con đến tận Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) để gặp các thầy bùa, thầy pháp "làm phép".

"Tôi tìm đến thầy người Kinh lẫn những người dân tộc thiểu số, mỗi lần làm phép tốn 7-10 triệu đồng. Họ nói bao nhiêu cũng đưa để cứu con, nhưng làm hoài mà bệnh không khỏi", người mẹ kể lại.

Thấy đi các thầy không hiệu quả, người mẹ lại đưa con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, và kể cả "nhà thương điên" để điều trị.

Theo thời gian, gia đình chấp nhận bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ, vì hầu hết các cơ sở đều chẩn đoán T. bị chậm phát triển tâm thần.

Cách đây 4 năm, cô gái khởi phát tình trạng đau đầu, thay đổi tính cách và ngày càng ít nói, hạn chế tiếp xúc. Tiếp đến, bệnh nhân có biểu hiện run tay, tứ chi co cứng, đi lại khó khăn. Bệnh nhân tiếp tục được gia đình đưa đến khám tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần địa phương, được chẩn đoán tâm thần phân liệt và uống thuốc theo toa.

Người mẹ kể lại hành trình nhiều năm ròng rã đi chữa bệnh cho con (Ảnh: Hoàng Lê).

Sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, không tự đi lại được, chảy nước dãi, ăn uống sặc nghẹn… "Các bác sĩ nói bé đã bị đen cả hai bên não, không thể chữa được nữa, nên tôi mới đưa con đến Bệnh viện Chợ Rẫy", cô T. nói tiếp.

Giải tiếng oan mắc bệnh tâm thần

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hữu Phước, Phó trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân bị tăng trương lực cơ tứ chi và vùng hầu họng, ảnh MRI sọ não có bất thường... Kết quả giải trình tự gen cho thấy, bệnh nhân có đột biến gen ATP7B trên exon số 8.

Cộng thêm các triệu chứng điển hình, bệnh nhân được chẩn đoán bị Wilson thể gan - thần kinh. Đây là căn bệnh liên quan đến rối loạn đồng. Nếu không can thiệp hoặc điều trị không đúng cách kéo dài, bệnh nhân có thể chết trước 30 tuổi vì gây ra tổn thương não, gan bất hồi phục.

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thải đồng, dùng kẽm và các hỗ trợ cần thiết khác. Sau thời gian chăm sóc tích cực, từ chỗ không tiếp xúc được, tứ chi co cứng, bệnh nhân xuất viện tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn hết sặc nghẹn, được rút sonde dạ dày.

Bệnh nhân thời điểm điều trị đợt đầu tiên ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Ảnh: BV).

6 tháng sau đó, bệnh nhân nói rõ, hết chảy nước dãi, tự đi lại chậm được. Một năm sau ngày xuất viện lần đầu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã sinh hoạt gần như bình thường.

Theo bác sĩ Phước, Wilson là bệnh di truyền, do đột biến gen ATP7B, dẫn đến tích tụ đồng trong mô, gây tổn thương đa cơ quan. Đây là căn bệnh vô cùng phức tạp, khó chẩn đoán vì triệu chứng thay đổi từ lâm sàng, sinh hóa cho đến sinh học phân tử.

Nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với tâm thần phân liệt vì có triệu chứng thần kinh rất nặng. Do đó, ngoài điều trị thành công, các bác sĩ còn "giải oan" cho bệnh nhân, khi bị điều tiếng mắc bệnh tâm thần.

Trước đây, tỷ lệ mắc bệnh Wilson trong y văn là 1/30.000. Hiện nay, với sự phát triển của y học, tỷ lệ mắc bệnh theo chẩn đoán lâm sàng là 1/16.000, nhưng ước tính theo nghiên cứu đột biến gen là 1/2.700. Tại nước ta, theo một nghiên cứu, tỷ lệ người lành mang gen bệnh Wilson của người Việt là 1/100.

Hiện tại, bệnh nhân đã đi đứng và tiếp xúc bình thường (Ảnh: Hoàng Lê).

Trong bệnh Wilson, thể gan là thể thường gặp nhất. Vào năm 2016, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công trường hợp đầu tiên tại Việt Nam bị phát hiện lao gan trên nền bệnh Wilson.

Cách đây 7-8 năm, thuốc điều trị Wilson rất hiếm, thậm chí thuốc thải đồng phải qua tận Lào, Campuchia để mua. Hiện nay, tại Việt Nam đã có thuốc thải đồng cổ điển (khoảng 12.000 đồng/viên), nhưng chưa được bảo hiểm thanh toán.

Bằng nhiều nỗ lực, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã xin được thuốc thải đồng viện trợ từ Hiệp hội Wilson Hoa Kỳ, mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước. Đơn vị đang quản lý, điều trị khoảng 400 bệnh Wilson.

Các bác sĩ khuyến cáo, dù bệnh Wilson chẩn đoán được nhưng điều trị rất cực, khoảng thời gian đầu phải rất kỹ lưỡng trong việc dùng thuốc thải đồng, vì có thể gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải quan tâm chế độ ăn và gần như theo dõi suốt cả cuộc đời.

"Trong 2 năm đầu điều trị, có 4 nhóm thực phẩm bệnh nhân không được ăn, đó là hải sản có vỏ (đặc biệt là sò), nội tạng (nhất là gan), các loại nấm, bánh kẹo (như socola)", bác sĩ Phước nói.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...