Cách thức điều chỉnh vốn điều lệ để đánh lừa các nhà đầu tư

Cách bơm tiền nâng vốn điều lệ

Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Liên quan đến Luật Chứng khoán, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, dự Luật sửa đổi nêu hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng cần có báo cáo vốn điều lệ đóng góp trong thời gian 10 năm tính đến thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.

Theo đại biểu, việc kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu là nội dung rất quan trọng để xác định vốn điều lệ thực gốc và tổng số cổ phần phát hành. 

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Ảnh: QH).

"Nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì sẽ là sự đánh tráo với toàn bộ các nhà đầu tư ngay từ khi mua lần đầu đến những lần mua tiếp theo", ông Toàn khẳng định.

Đại biểu nêu điển hình cho việc này là liên quan đến Công ty Faros của FLC từ vốn điều lệ ban đầu 1,5 tỷ đồng. Sau 5 lần tăng vốn điều lệ giai đoạn 2011-2016, số vốn này lên đến mức 4.300 tỷ đồng. Điều này gây ra hệ lụy rất lớn cho thị trường.

Tiếp đó, đại biểu cũng nêu siêu dự án Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí qua nhiều lần phù phép đã nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

"Cách phù phép là bơm một số tiền nhất định vào tài khoản. Sau đó lại rút ra, bơm vào cho đến khi đạt được doanh số tổng bằng tổng vốn điều lệ", ông Toàn chỉ rõ.

Vì vậy, đại biểu khẳng định yếu tố kiểm toán rất cần thiết, đảm bảo cho thị trường chứng khoán minh bạch, trong sạch. Nếu quy định có kiểm toán vốn điều lệ thì sẽ không xảy ra như những trường hợp trên.

Báo cáo kiểm toán thiếu trung thực

Về sửa đổi, bổ sung quy định xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập tại dự Luật, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) đồng tình với quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự. 

Về quy định mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa 1 tỷ đồng với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức và thời hiệu xử phạt là 5 năm, bà Thái Thị An Chung cho rằng có nhiều điểm chưa phù hợp.

Theo đại biểu, mức phạt tiền tối đa mà dự thảo đưa ra so với mức phạt tối đa mà Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định đối với vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập (50 triệu đối với cá nhân và 100 triệu đối với tổ chức) tăng gấp 20 lần.

Trong khi đó, mức phạt tối đa 1 tỷ đồng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ được áp dụng đối với vi phạm trong lĩnh vực quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa, quản lý hạt nhân và chất phóng xạ...

Đại biểu Thái Thị An Chung (Ảnh: QH).

Thời hiệu xử phạt dự thảo đưa ra là 5 năm, trong khi quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thời hiệu xử phạt tối đa là 2 năm.

Hiện nay, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực về kiểm toán và kế toán được điều chỉnh chung bằng Nghị định 41/2018, theo bà Chung, 2 lĩnh vực này có tính chất khá tương đồng.

Nếu điều chỉnh tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với kiểm toán, đại biểu đặt ra vấn đề điều chỉnh tăng trong lĩnh vực kế toán hay không? 

Theo đại biểu, có thể nhận thấy vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức tới hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu giao dịch cũng như nhà đầu tư.

Trong khi đó, vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán ảnh hưởng gián tiếp, có độ trễ và phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn rất nhiều.

Thời gian qua, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, đại biểu khẳng định có trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, trong đó có Công ty kiểm toán, kiểm toán viên với các báo cáo kiểm toán thiếu trung thực.

Đại biểu đồng tình với việc cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt để đảm bảo tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm.

Tuy nhiên, bà An Chung cho rằng phải cân nhắc để đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm.

"Nếu quy định như dự thảo thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, một ngành đang cần số nhân sự gấp 3-4 lần so với quy mô của thị trường", đại biểu nói.

Do đó, đại biểu đề nghị chỉ nên tăng mức xử phạt tối đa gấp 2 lần so với hiện nay và thời hiệu xử phạt là 2 năm.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Trung Quốc chuẩn bị triển khai gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử

Cụ thể, theo nguồn tin của Reuters, chính quyền Trung Quốc sắp phê duyệt kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt trong năm 2025. Mức phát hành trái phiếu này nhằm đẩy mạnh chi tiêu công để khôi phục nền kinh tế đang đà suy thoái.So với mức 1.000 tỷ nhân dân tệ của năm nay, con số 3.000 tỷ nhân dân tệ cho năm tới được xem là bước nhảy vọt lớn. Động thái này diễn ra khi Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu tác động từ việc Mỹ có thể tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.Nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để thúc đẩy tiêu dùng thông qua các chương trình trợ cấp, nâng cấp thiết bị cho doanh nghiệp và đầu tư vào các ngành tiên tiến theo định hướng đổi mới sáng tạo cũng như nhiều sáng kiến khác.Văn phòng Thông...

Tin tức 1
Công ty bị phạt vì che đậy số lỗ tài chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (mã chứng khoán: FID).Cụ thể, công ty này bị phạt tiền 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023.Việc doanh nghiệp công bố thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư (Ảnh minh họa: Hải Long).Bên cạnh đó, Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam còn bị phạt 150 triệu đồng với hành vi công bố thông tin sai lệch.UBCKNN cho hay, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam công bố thông tin sai lệch đối với báo cáo tài chính ri...

Tin tức 1
Những ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn cho việc gửi tiền vào cuối năm?

Lãi suất tiền gửi ồ ạt tăng Khảo sát của phóng viên Dân trí tính đến hết ngày 20/12 cho thấy có 14 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ đầu tháng.Danh sách tăng lãi suất tiết kiệm gồm nhiều nhà băng tư nhân như MB, VPBank, TPBank, Techcombank, VIB, MSB, Eximbank, SeABank, CBBank KienlongBank, IVB, CBBank và LPBank và chỉ có một nhà băng quốc doanh là Agribank. Mức tăng phổ biến từ 0,1-1%/năm.Trong đó, Agribank tăng lãi suất ở mức 0,5-1%/năm với các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, đặc biệt trên kênh online. Với kỳ hạn trên 12 tháng, mức tăng lãi suất ở mức 0,1-0,2%/năm. Hiện Agribank là ngân hàng trả lãi cao nhất trong nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước. Tháng trước, đây cũng là ngân hàng duy nhất điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm.Một số ngân hàng khác điều chỉnh tăng lãi suất từ mức 0,...