Người đàn ông tăng cholesterol máu nguy kịch được phẫu thuật thành công trong ca mổ hiếm hoi

Trong nhiều tháng trời, Simarjot Singh Judge (36 tuổi, người Anh) liên tục phải chịu đựng những cơn đau thắt ngực. Cơ thể anh cũng đổ mồ hôi rất nhiều dù chỉ vận động nhẹ hoặc đi bộ. Mặc dù vậy, người đàn ông này chưa một lần nghĩ rằng mình mắc bệnh tim mạch di truyền.

"Tôi cứ nghĩ những cơn đau thắt ngực liên tục là dấu hiệu của việc khó tiêu", Simarjot cho biết.

Simarjot Singh Judge được điều trị tích cực sau ca phẫu thuật bắc cầu tim (Ảnh: Independence).

Trong quá khứ, anh cũng gặp nhiều vấn đề sức khỏe như suy giảm chức năng tiền đình, thoát vị đĩa đệm nhưng không điều trị. Đến tháng 6/2022, khi chuẩn bị làm phẫu thuật cột sống, người đàn ông tá hỏa khi được chẩn đoán mắc chứng tăng cholesterol di truyền.

Kết quả xét nghiệm máu của Simarjot cho thấy chỉ số cholesterol toàn phần của Simarjot là 14,3 mmol/L, trong khi mức an toàn là dưới 5 mmol/L. Tình trạng này gây ra hiện tượng tắc ba động mạch vành tim rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. 

Anh được chỉ định phẫu thuật bắc cầu tim khẩn cấp để tái lưu thông máu quanh ba đoạn động mạch vành bị tắc.

"Khi ấy, tình trạng bệnh của tôi như quả bom hẹn giờ có thể phát nổ ngay lập tức nếu không được xử trí kịp thời", người đàn ông hồi tưởng. 

Ở tuổi 34, Simarjot là bệnh nhân trẻ thứ 2 của bệnh viện được phẫu thuật bắc cầu tim. Đây là thủ thuật phức tạp, hiếm khi được thực hiện, dùng để điều trị cho người bệnh bị tắc nghẽn nghiêm trọng 5 động mạch chính nuôi tim.

Sau 8 giờ phẫu thuật, Simarjot tỉnh dậy và trải qua những cơn đau đớn chưa từng có. Anh được tiêm thuốc chống nôn do có phản ứng nôn mửa dữ dội nhưng gặp hiện tượng dị ứng thuốc. 

"Tôi gần như bị liệt toàn thân, chỉ có thể nháy mắt với người đối diện để được hỗ trợ", anh nhớ lại.

Vết sẹo dài trên ngực Simarjot sau cuộc phẫu thuật (Ảnh: Independence). 

Ngày thứ hai sau phẫu thuật, Simarjot bị nhiễm trùng huyết và rơi vào hôn mê. Anh được điều trị tại phòng chăm sóc tích cực trong 4 ngày và phải liên tục truyền máu. 

Thời gian sau đó, người đàn ông lần lượt gặp nhiều biến chứng chết người khác như xẹp phổi, hoại tử vết mổ ở chân. Song nhờ kiên trì tập vật lý trị liệu, Simarjot đã hồi phục hoàn toàn. 

"Thật là một phép màu khi tôi có thể phục hồi và quay trở lại làm những việc mình yêu thích sau nhiều lần đối mặt với cửa tử", anh chia sẻ.

Điều tra bệnh sử, cha Simarjot từng gặp các cơn đau tim và đột quỵ liên tục trong nhiều năm từ 2014. Ông qua đời vào tháng 10/2021 ở tuổi 68 do nhiễm trùng máu.

"Dù thường xuyên nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe của cha mình, nhưng phải đến khi ông mất, tôi mới biết cha mắc chứng tăng cholesterol máu di truyền", Simarjot chia sẻ. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tăng cholesterol máu di truyền gây ra do một khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể 19. Khi mắc bệnh này, người bệnh không thể loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Chất này sau đó tích tụ trong thời gian dài gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi rất trẻ. 

Đây là bệnh không hiếm gặp trên thế giới, với tỷ lệ 1:250. Tuy nhiên, khoảng 90% người bệnh không biết mình bị tăng cholesterol máu di truyền.

Ở giai đoạn sớm, bệnh không có triệu chứng cụ thể. Đến giai đoạn muộn hơn, bệnh có thể gây đau thắt ngực, chuột rút khi vận động, loét ngón chân không lành, thậm chí đột quỵ.

Tăng cholesterol máu di truyền có thể được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm di truyền. Các chuyên gia khuyến cáo những người có người thân mắc bệnh tim mạch cần đi khám sàng lọc sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh. Điều này có thể hạn chế 80% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở người bệnh.

Diệu Linh 

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...