Ưu và nhược điểm của việc ăn tỏi sống mà bạn cần biết

Giá trị dinh dưỡng của tỏi

Theo Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên, khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100gr tỏi có chứa 6,36gr protein, 33gr carbohydrates và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...

Lợi ích sức khỏe cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Việc lựa chọn tỏi sống có thể giúp tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của tỏi (Ảnh: Times of Inida).

Bạn có thể ăn tỏi sống không?

Theo Healthline, trong hầu hết các công thức nấu ăn, tỏi thường được nấu chín hoặc sử dụng ở dạng bột. Nấu tỏi làm thay đổi hương vị và kết cấu của tỏi, làm cho tỏi mềm hơn, nhẹ hơn và béo hơn, đồng thời mang lại hương vị và mùi thơm tinh tế hơn.

Tuy nhiên, tỏi cũng có thể được ăn sống thay vì nấu chín. Mặc dù tỏi sống có xu hướng có hương vị nồng hơn, cay hơn, nhưng bạn có thể sử dụng tỏi sống một cách an toàn và là một thành phần tuyệt vời trong nhiều món ăn. Trên thực tế, tỏi sống thường được thêm vào nước chấm, nước sốt…

Hơn nữa, tỏi sống thậm chí có thể giữ lại nhiều hợp chất có lợi hơn tỏi đã nấu chín và cải thiện một số khía cạnh sức khỏe của bạn.

Lợi ích sức khỏe của tỏi sống

Tỏi là nguồn cung cấp allicin tuyệt vời, một hợp chất chứa lưu huỳnh liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Allicin, chất tạo nên hương vị và mùi đặc trưng của tỏi, được tạo ra khi tỏi tươi được nghiền nát hoặc băm nhỏ.

Điều thú vị là một số nghiên cứu cho thấy allicin có thể giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và có thể bảo vệ bạn khỏi một số tình trạng như bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc rang, luộc, đun nóng hoặc ngâm tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng allicin của tỏi.

Do đó, mặc dù ăn tỏi nấu chín có thể có lợi, nhưng việc lựa chọn tỏi sống có thể giúp tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của tỏi.

Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của tỏi sống:

- Cải thiện khả năng miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm viêm và tăng cường chức năng miễn dịch, có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa và các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin. 

- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp hạ huyết áp và giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

- Ổn định lượng đường trong máu: Tỏi có thể giúp giảm lượng đường trong máu khi đói và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, có thể có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.

- Bảo vệ sức khỏe não bộ: Mặc dù nghiên cứu trên người còn hạn chế, các nghiên cứu trên động vật cho thấy tiêu thụ một lượng lớn tỏi tươi hoặc chiết xuất tỏi lâu năm có thể cải thiện trí nhớ và hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Nhược điểm tiềm ẩn của việc ăn tỏi sống

Mặc dù tỏi sống có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số nhược điểm tiềm ẩn cần cân nhắc.

Đầu tiên, tỏi sống có mùi và vị nồng hơn nhiều so với tỏi nấu chín, một số người có thể thấy không ngon miệng. Ngoài ra, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được khuyên nên hạn chế ăn tỏi để ngăn ngừa chứng ợ nóng.

Trên thực tế, một số hợp chất có trong tỏi sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, có thể gây cảm giác nóng rát ở ngực hoặc dạ dày. Tỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Mặc dù việc ăn tỏi sống ở mức độ vừa phải không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho hầu hết người lớn khỏe mạnh, nhưng những người dùng thuốc làm loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều tỏi hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi.

Bạn nên ăn bao nhiêu?

Không có liều lượng khuyến nghị chính thức nào cho tỏi. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra rằng ăn khoảng 1-2 tép tỏi mỗi ngày có thể có lợi. Ở dạng thực phẩm bổ sung, liều lượng lên tới 3.600mg chiết xuất tỏi lâu năm cũng đã được chứng minh là có hiệu quả. 

Tuy nhiên, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào hoặc đang dùng thuốc. Đồng thời, cân nhắc giảm lượng tiêu thụ hoặc ngừng tiêu thụ nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào sau khi ăn tỏi sống.

Bạn có thể chuyển sang tỏi nấu chín thay vì ăn sống cũng có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ về tiêu hóa như ợ nóng hoặc trào ngược axit. 

Như vậy, mặc dù tỏi sống có hương vị đậm hơn và mùi hăng hơn tỏi nấu chín, nhưng vẫn an toàn khi tiêu thụ. Tỏi sống cũng giữ lại nhiều allicin hơn, đây là hợp chất chứa lưu huỳnh chịu trách nhiệm cho nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tỏi.

Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như hôi miệng, trào ngược axit, các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, tốt nhất là bạn nên thưởng thức loại gia vị thơm ngon này ở mức độ vừa phải.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thủ phạm gây đột quỵ cho thanh niên 26 tuổi được xác định là thói quen ưa thích của nhiều người

Với áp lực học tập và công việc ngày càng gia tăng, nhiều người trẻ tuổi đang hy sinh sức khỏe của mình mà không hề hay biết.Mới đây, trang EDH đưa tin về trường hợp một nam thanh niên 26 tuổi ở Trung Quốc bị đột quỵ.Theo lời kể của bố bệnh nhân, con trai ông đã dành hàng tháng trời chỉ ngồi một chỗ học bài chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia. Xuyên suốt 12 giờ mỗi ngày, nam thanh niên này không vận động.Chỉ mới 26 tuổi, nam thanh niên đã bị đột quỵ não (Ảnh: Getty).Bên cạnh đó, bữa ăn của anh chỉ toàn đồ chiên rán và nước uống có đường. Nửa năm trước, bi kịch xảy ra khi anh chuẩn bị ăn gà rán vào lúc tối muộn. Bất ngờ, cánh tay phải của anh mất hoàn toàn sức lực, làm cả túi đồ ăn rơi xuống sàn.Ngay lập tức, anh được đưa đến bệnh viện và chẩn đoán đột quỵ não. May mắn, sau ca phẫu thuật lấy huyết...

Tin tức 1
Tự trị mề đay cần cẩn trọng với tác dụng phụ

Nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết giao mùa PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Miễn dịch Vinmec - VinUni, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng kiêm Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, cho biết, mề đay là một bệnh lý thường gặp.Khoảng 40% dân số bị mề đay ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Trong đó, 0.5-1% dân số có thể bị mề đay mạn tính, được định nghĩa là tình trạng mề đay kéo dài trên 6 tuần.Đây là nội dung được chia sẻ tại tọa đàm Mề đay cấp và mạn tính do thời tiết giao mùa - Sống chung với "địch" hay đối đầu để kiểm soát bệnh hiệu quả? diễn ra ngày 20/12 tại báo Dân trí.PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh và ThS.BS Thục Thanh Huyền tại buổi tọa đàm (Ảnh: Thành Đông).Với mề đay cấp, nguyên nhân thường gặp là do phản ứng của cơ thể với...

Tin tức 1
Hoa quả và rau xanh có thể giúp làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể?

Ăn hoa quả, rau xanh có làm loãng nồng độ cồn?Trong các buổi tiệc tùng hay họp mặt bạn bè, rượu bia dường như là thức uống không thể thiếu. Tuy nhiên, sau những cuộc vui ấy, không ít người phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nôn nao, thậm chí kiệt sức.Một số người thường ăn rau xanh, trái cây hoặc uống nước ép với hy vọng làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay chỉ là một mẹo dân gian không có căn cứ khoa học?Càng về cuối năm, các cuộc hội hè lại càng nhiều (Ảnh: Minh Nhật).Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, đây không phải là cách "giải rượu" thần kỳ nhưng có thể mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể.Cơ chế chuyển hóa cồn trong cơ thểTheo BS Mạnh, khi rượu bia được đưa vào cơ thể, cồn (ethanol)...