Điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam và tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải lưu trữ thông tin người dùng dịch vụ từ Việt Nam, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân).
Nghị định 147/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 9/11 vừa qua sẽ yêu cầu phụ huynh, người giám hộ phải giám sát, quản lý kỹ hơn quá trình sử dụng mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi (Ảnh minh họa: Getty).
Trong trường hợp người dùng dịch vụ là trẻ em dưới 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em phải đăng ký tài khoản bằng thông tin của người đó và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ lên mạng xã hội.
Còn theo điểm e khoản 3 điều 27 của Nghị định 147/2024/NĐ-CP cũng yêu cầu các mạng xã hội xuyên biên giới và mạng xã hội trong nước phải xác thực tài khoản của người dùng bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.
Trường hợp không có số điện thoại ở Việt Nam thì tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có 90 ngày kể từ 25/12, thời điểm Nghị định 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, để tiến hành xác thực số điện thoại hoặc số định danh cá nhân của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Sau thời điểm này, những tài khoản chưa xác thực thông tin bằng số điện thoại hoặc mã định danh điện tử sẽ không được phép hoạt động trên mạng xã hội, bao gồm bình luận, đăng tải hoặc chia sẻ các nội dung.
Như vậy, kể từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội tại Việt Nam sẽ được xác thực số điện thoại và thông tin cá nhân. Những người dùng dưới 16 tuổi sẽ không được phép tự đăng ký tài khoản mạng xã hội mà sẽ phải nhờ cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật đăng ký giúp tài khoản và sử dụng thông tin của chính những người này để đăng ký tài khoản.
Cha, mẹ và người giám hộ cũng có trách nhiệm giám sát, quản lý những nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ lên mạng xã hội.
Trước đó, các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok… cũng đã giới hạn độ tuổi người dùng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ là 13. Tuy nhiên, trẻ em vẫn có thể dễ dàng qua mặt công cụ kiểm duyệt của các nền tảng mạng xã hội này để đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ.
Những quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành sẽ giúp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo, phát tán tin tức giả mạo và giúp trẻ em tránh được những nội dung độc hại trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 9/11 đã có những quy định mới về trách nhiệm cho những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam, có sử dụng dịch vụ cho thuê lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam hoặc có tổng số lượt truy cập từ Việt Nam thường xuyên trong một tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 6 tháng liên tục) từ 100.000 lượt trở lên.Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 (Ảnh: CNBC).Theo đó, Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài...
Trong năm qua nhiều cơ quan, tổ chức bị tấn công Ransomware gây thiệt hại lớn về kinh tế.Theo báo cáo, Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; các hình thức tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hóa dữ liệu diễn ra phổ biến.Báo cáo do Ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện trong tháng 12/2024, dựa trên khảo sát 4.935 đơn vị, tổ chức tại Việt Nam.Tấn công mạng tăng mạnh về quy mô và số lượngNăm 2024 cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trên không gian mạng, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô các vụ tấn công.Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra, nhắm vào các doanh nghiệp, tổ chức lớn như VNDirect, PVOIL, Vietnam Post và các cơ sở y tế, giáo dục… cho thấy...
TikTok sẽ bị cấm tại Albania từ đầu năm 2025 (Ảnh minh họa: Quest France).Thủ tướng Albania, ông Edi Rama, mới đưa ra thông báo rằng, mạng xã hội TikTok - thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc ByteDance - sẽ bị cấm hoạt động ở nước này ít nhất một năm, kể từ đầu năm 2025.Lệnh cấm được đưa ra xuất phát từ vụ ẩu đả gần trường học khiến một em học sinh tử vong.Ngay sau đó, một cuộc tranh luận đã nổ ra trong nước giữa các bậc phụ huynh, nhà tâm lý học và nhà trường về tác động của mạng xã hội TikTok đối với giới trẻ."Ở Trung Quốc, TikTok hiển thị nội dung về cách học sinh có thể tham gia các khóa học, bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn truyền thống; nhưng trên TikTok bên ngoài Trung Quốc, chúng tôi chỉ thấy bụi bẩn. Tại sao chúng ta cần điều này?", ông Rama than thở.Ứng dụng TikTok có hơn một tỷ người...