Về vấn đề dạy thêm, học thêm, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) cho rằng cần nhìn nhận thấu đáo để quy định cho phù hợp. Thực tế, dạy thêm là nhu cầu có thực của giáo viên và học thêm cũng là nhu cầu có thực của học sinh nhất là ở đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển.
Theo bà Thủy, không chỉ các cháu học tập chưa tốt mới đi học thêm mà học sinh có năng lực học tập tốt cũng có nhu cầu học thêm nhằm nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm đến các thầy cô giỏi để học thêm là có thật.
"Cho nên việc cho rằng tăng lương và các chế độ chính sách cho giáo viên đã giải quyết vấn đề dạy thêm, theo tôi vẫn còn chủ quan và chưa thực sự phù hợp với thực tế cuộc sống", đại biểu bày tỏ.
Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ảnh: QH).
Về chế độ chính sách với nhà giáo, đại biểu thống nhất với chủ trương cần phải xem "giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước".
Vì vậy, việc chăm lo chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng.
Thời gian qua một số chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên sư phạm đã phát huy tác dụng, thu hút nhiều học sinh giỏi thi vào ngành sư phạm. Chất lượng đầu vào ngành sư phạm ngày càng tăng, mức độ cạnh tranh vào ngành sư phạm cũng rất khốc liệt.
Theo bà Thủy, những mùa tuyển sinh gần đây đã hết thời "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Đầu vào ngành sư phạm thời gian qua đã ngày càng tốt hơn.
Đại biểu đề nghị phải có chính sách để thầy cô ra trường có được công việc, sống được bằng nghề, theo được đam mê nghề nghiệp để thu hút được nhân tài.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Ảnh: QH).
Tham gia thảo luận, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) cho biết, quy định trong dự Luật về các hành vi bị nghiêm cấm có nêu "ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật", còn nhiều ý kiến tranh luận.
Theo ông Khánh, người dân đang có hai quan điểm: Cho dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cấm dạy thêm học thêm.
Đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi Luật Nhà giáo được thông qua, cần phối hợp với các bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn xem xét thấu đáo việc này.
Bởi ông Khánh cho hay: "Thực ra việc dạy thêm, học thêm cũng có những mặt tích cực. Không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm. Có những phụ huynh học sinh vì lý do công việc không thể đón con về buổi trưa để chăm sóc, hay làm tăng ca không thể đón con sớm nên họ nhờ thầy, cô giáo đón con về chăm sóc dạy dỗ để cha mẹ an tâm làm việc".
Vì vậy, đại biểu cho rằng cần tránh tình trạng không quản được thì cấm "như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu".
Về tuyển dụng nhà giáo, đại biểu cho biết phương thức tuyển dụng thông qua xét tuyển và thi tuyển phải có thi thực hành sư phạm.
Ông Khánh cho rằng không nên bỏ quy định trên vì giáo viên là một ngành đặc thù riêng, phương pháp đứng lớp có vai trò quan trọng trong việc phân bổ thời gian, phong cách đứng lớp, cách trình bày bài giảng để truyền đạt kiến thức…
Sáng 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Sân bay quốc tế Wattay (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan;...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1718 thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo), do trực tiếp Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó trưởng ban Thường trực và các Phó trưởng Ban Chỉ đạo khác gồm: Bí thư Thành ủy TPHCM; Bộ trưởng KH&ĐT; Bộ trưởng Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).Ban Chỉ đạo nhằm giúp Chính phủ chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán việc thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ ch...
Ngày 8/1, tại Công an tỉnh Sóc Trăng, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) tổ chức lễ thông báo, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.Tại buổi lễ, Thiếu tướng Bùi Văn Quyền, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Bùi Quốc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, giữ chức vụ Cục trưởng Cục nghiệp vụ Bộ Công an kể từ ngày 10/1.Đại tá Phạm Quốc Việt được giao phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: CTV).Đồng thời Bộ trưởng Bộ Công an có quyết định giao Đại tá Phạm Quốc Việt, Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng từ ngày 10/1, đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh này.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Đại tá Phạm Quốc Việt cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo Bộ Công...