Chứng khoán Vix, bàn đạp thao túng của nhóm Tuấn Mượt.

Chứng khoán Vix, bàn đạp thao túng của nhóm Tuấn Mượt.
Khi thâu tóm được Gelex bằng nguồn tiền bí ẩn do các đại gia khoáng sản và các quan chức EVN hỗ trợ, nhận thấy trong thời đại kiến tạo của Nguyễn Xuân Phúc, việc làm ăn thiên về sát nhập, cho vay nóng, mua tài sản nhà nước, xáo hàng chứng khoán là những thứ lời nhiều nhất và nhanh nhất hơn là hoạt động kinh doanh sản xuất thông thường. Muốn vậy phải có một công ty chứng khoán hỗ trợ. Nhóm Tuấn Mượt đã nhắm đến công ty chứng khoán Vix.

Lúc này Vix đang thuộc sở hữu của Nguyễn Đức Thuỵ, Xuân Thành. Thuỵ rút vốn bán Vix cho nhóm Tuấn Mượt, ngay lập tức nhóm Tuấn Mượt chuyển trụ sở Vix về toà nhà Gelex ở 52 Lê Đại Hành, Hà Nội và đến năm 2020 khi Tuấn Mượt nắm toàn bộ, đã đổi tên thành Vix như bây giờ.

Chứng khoán Vix, bàn đạp thao túng của nhóm Tuấn Mượt. (Video: Hồng Duy)


Tháng 1 năm 2021 công ty cổ phần chứng khoán Vix lên sàn giao dịch với mã tên là Vix trước khi đại hội đảng 12 nhóm họp. Cuối năm 2021 Vix báo lãi 737 tỷ đồng.

Theo dõi thì có thể thấy nhóm Tuấn Mượt hình thành và phát triển nhanh dưới thời Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng và có liên quan đến nguồn tiền từ EVN. Bản thân Gelex cũng sở hữu nhiều dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Nam.

Em vợ ông Phúc là Trần Công Tấn, một ông trùm ngành điện, trong tay có vô số những dự án thuỷ điện khắp nơi, quan hệ mật thiết với quan chức ngành điện. Ông Trần Đình Nhân quản lý điện miền Trung sau đó lên tổng giám đốc EVN một người cho là họ đằng vợ ông Phúc, cũng vào thời gian này là người hỗ trợ đắc lực cho nhóm Tuấn Mượt, không những cấp vốn từ quỹ của EVN, những hợp đồng béo bở như với công ty Cadivi của nhóm Tuấn Mượt mà còn những khoản vay ngầm từ ngân hàng, từ tiền đen tham nhũng cần rửa sạch...

Từ khi là chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng chính phủ vây cánh sân sau ông Phúc đã ngầm xây dựng đế chế EVN, trong lúc ông Dũng say sưa với PVN và Vinashin.

PVN là tài nguyên đào lên, Vinashin là tiền vay nước ngoài. Đào hay vay thì chỉ có giới hạn. Chứ EVN là nguồn tiền vô tận, chừng nào còn dân, còn người dùng điện, chừng ấy còn tiền. Nguồn tiền bổ sung bất tận từ năm này qua năm khác, lỗ nhà nước và nhân dân sẽ gánh chịu, còn tiền trong túi quan chức EVN lúc nào cũng sẵn để đầu tư đánh quả cùng nhóm lợi ích sân sau. Tương tự như thế, tiền từ y tế và giáo dục là những thứ thiết yếu bắt buộc người dân phải chi tiêu hàng ngày trong cuộc sống cũng là những nguồn tiền mà nhóm ông Phúc cũng không bỏ qua.

Về khoản này thì tầm nhìn xa của nhóm ông Phúc hơn hẳn ông Dũng.

Nhờ tiền hỗ trợ từ EVN, Vix lớn mạnh rất nhanh trong thời ông Phúc làm thủ tướng.
Từ khi Nguyễn Đức Thuỵ rời bỏ Vix với giá 200 tỷ, để anh chị em nhà Tuấn Mượt tiếp quản. Vài năm sau số lãi hàng năm của Vix đã đến vài trăm tỷ và đỉnh điểm là hơn 700 tỷ lãi sau thuế năm 2021. Hoạt động môi giới, tư vấn, cho vay margin, tự doanh của Vix trong những năm này được hỗ trợ về chính sách, tài chính từ nhóm lợi ích sân sau của ông Phúc, cho nên đụng đâu có lãi là điều không có gì lạ.

Đến tháng 12 năm 2022, đánh hơi thấy ông Phúc sẽ bị kỷ luật và mất chức. Nhóm Tuấn Mượt đã đồng loạt bán tháo cổ phiếu Vix, nhưng vẫn để chị gái Tuấn là Tuyết giữ 4,3% cổ phần để nắm quyền lãnh đạo Vix ở đây.

Sử dụng Vix để thâu tóm , sát nhập, cho vay lãi cùng , phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu với việc thổi và dìm giá chứng khoán, Tuấn Mượt thao túng nhiều mã chứng khoán lên xuống, vợ chồng Tuấn mua ra bán vào từng cơn và thu lãi bộn tiền. Chỉ từ đầu năm 2021 giá cổ phiếu Vix dao động 26-30 nghìn đến năm 2022 còn 7 đến 8 nghìn, nhóm Tuấn Mượt đã cho những nhà đầu tư một vố đau nhớ đời.

Những kẻ tiếp tay cho Tuấn Mượt trên thị trường chứng khoán không chỉ là vốn của EVN, mà còn những kẻ lưu manh tài chính như Nguyễn Duy Hưng SSI. Các chuyên gia của SSI đã nhiều lần tỏ ý khen ngợi các mã chứng khoán của Tuấn Mượt là có triển vọng sáng lạng. Nguyễn Duy Hưng cũng chính là tay chân thân tín của Nguyễn Xuân Phúc nhiều năm.

Nhóm lợi ích sân sau như Tuấn Mượt còn tồn tại rất nhiều, chúng được những chuyên gia tài chính tư vấn lách luật, lợi dụng kẽ hở chính sách , thậm chí còn được ô dù tạo ra chính sách để hưởng lợi. Sau nhiều năm cắm rễ sâu vào nền kinh tế của đất nước, trở thành những thế lực lớn có thể chi phối nền kinh tế. Chắc chắn trong số tiền mà Tuấn Mượt bỏ ra mua Gelex, Vix để làm bàn đạp thao túng tài chính, chứng khoán có số tiền bất minh của những quan chức EVN và nhiều quan chức khác nữa trong chính phủ nhiệm kỳ Nguyễn Xuân Phúc. Chúng là những cổ đông giấu mặt và Nguyễn Văn Tuấn là người đại diện cho chúng.

Đến bao giờ những quan chức EVN đứng đằng sau Tuấn Mượt mới được lôi ra ánh sáng pháp luật ?

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Chính phủ quyết định giảm 8 bộ cơ quan nhà nước

Nội dung này được thống nhất tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ  tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phiên họp diễn ra chiều 11/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo).Cơ cấu bộ máy Chính phủ mới dự kiến gồm 22 bộ và cơ quanNội dung được tập trung thảo luận tại phiên họp là các dự thảo báo cáo chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ; dự thảo văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về một số vấn đề liên quan đến phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan và một số nội dung quan trọng khác.Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Chính phủ  tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Đoàn Bắc).Sau...

Tin tức 1
Thủ tướng khám phá tiềm năng hợp tác mới tại Lào: Tư duy sáng tạo, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp hẹp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp.Chuyến công tác đầu năm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, với tư duy mới, cách tiếp cận mới, kỳ vọng mở ra bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Lào.Là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam trong năm 2025 và là vị khách cấp cao nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025, ngay từ khi tới sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã được đón tiếp hết sức nồng hậu với những nghi th...

Tin tức 1
Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Thủ tướng làm trưởng ban

Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) được thành lập để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Quyết định nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó trưởng Ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương, làm Phó trưởng ban. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn có 18 thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành.Với các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ tướng yêu cầu sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, trình Thủ tướng kiện...