10 ngày đêm chiến đấu không ngừng với sự xâm lấn chưa từng có
Ngày 19/11, tờ Sixthtone (Trung Quốc) đưa tin về vụ việc chưa từng có trong lịch sử tồn tại suốt 30 năm của nhà máy điện chạy bằng than lớn nhất miền đông Trung Quốc thuộc tỉnh Chiết Giang.
Đó là khoảnh khắc các công nhân trong nhà máy suốt 10 ngày đêm chiến đấu với sự tấn công của 150 tấn sứa biển. Hàng triệu con sứa tràn vào hệ thống làm mát của nhà máy, đe dọa sự an toàn khiến mọi hoạt động của nhà máy phải tạm dừng.
Các công nhân ở nhà máy điện Zheneng Jiaxing làm việc theo ca luân phiên, liên tục dọn dẹp khối lượng lớn sứa biển tràn vào. Tuy nhiên, số lượng sứa tấn công nhà máy không có dấu hiệu chậm lại.
Những bao đựng sứa nằm chất đống trên mặt đất, tỏa ra mùi hôi thối nồng nặc. Trong khi đó, người công nhân phải dùng tay loại bỏ từng con ra khỏi lưới lọc khiến công việc trở nên khó khăn hơn.
"Trong lịch sử 30 năm của nhà máy, chúng tôi chưa từng chứng kiến sự việc tương tự", ông Xi Chao, Phó giám đốc bộ phận bảo trì của nhà máy, trao đổi với phóng viên của Đài truyền hình Trung ương CCTV.
Năm nay, số lượng sứa tấn công nhà máy được coi là lớn chưa từng có trong suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên với nhà máy điện Zheneng Jiaxing, điều này là tin xấu.
Trước đó vào ngày 18/9, một lượng sứa lớn tràn vào trạm bơm tuần hoàn của nhà máy. Khu vực này hút nước biển để làm mát máy phát điện. Những con sứa bám chặt vào bộ lọc đang quay, làm tắc nghẽn đường ống khiến bộ lọc bị quá tải và làm tắt máy phát điện.
Sau đó, kỹ sư nhà máy phải tiến hành sửa chữa khẩn cấp hơn 100 lần, khẩn trương giải quyết các sự cố liên quan tới sứa.
Tương tự vào tháng 8, 2 nhà máy điện ở Thượng Hải cũng đối diện với tình trạng bị sứa xâm chiếm. Trong suốt 3 thập kỷ qua, những quốc gia ven biển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh cũng phải vật lộn với tình trạng tương tự.
Các chuyên gia môi trường cho rằng, sự bùng nổ về số lượng sứa là dấu hiệu của việc môi trường toàn cầu bị ảnh hưởng. Nước biển gây ra hiện tượng tảo nở hoa và điều kiện oxy thấp là những điều kiện có lợi cho sứa. Chúng phát triển mạnh và lan rộng, gây ra sự tàn phá trên toàn cầu.
Tại sao không ăn sứa tránh lãng phí thay vì vứt bỏ?
Cuộc khủng hoảng về sứa biển ở nhà máy điện Zheneng Jiaxing nhanh chóng thu hút 41,69 triệu lượt xem trên các nền tảng video ở Weibo đồng thời ghi nhận nhiều phản ứng trái chiều.
"Sao không ăn thịt sứa thay vì vứt bỏ quá lãng phí. Sứa vốn là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc", nhiều ý kiến lên tiếng.
Nhiều người dùng Weibo phân tích, sứa trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm ở các gia đình tại Trung Quốc. Về mặt lý thuyết, nếu số lượng 150 tấn sứa thu gom được từ nhà máy phát điện ở Chiết Giang có thể tạo ra ít nhất 300.000 suất ăn. Tuy nhiên toàn bộ đều bị vứt bỏ.
Tuy nhiên, Phó giám đốc nhà máy, ông Xi giải thích rằng, họ không dám chắc loài sứa gây ra sự tắc nghẽn của hệ thống máy móc có phải loài ăn được hay không.
Ngoài loài sứa biển ăn được, Trung Quốc còn có sứa mặt trăng (Aurelia Aurit) và sứa bờm sư tử (Cyanea). Đây là hai loài sứa không có giá trị ẩm thực, bị coi là loài xâm lấn.
Trong vài thập kỷ gần đây, sự bùng nổ của loài sứa trở thành mối đe dọa với các nhà máy điện trên toàn cầu. Do nhà máy điện thường xây gần vùng nước ven biển để tiếp cận nguồn nước làm mát nên dễ bị sứa xâm nhập. Nếu sứa làm tắc đường ống, các lò phản ứng có thể bị quá nhiệt, dẫn tới những vụ nổ thảm khốc.
Giữa tháng 12 vừa qua, Saki Sudo (hiện 28 tuổi), người vợ trẻ của Kosuke Nozaki, vị đại gia khét tiếng đào hoa một thời ở tỉnh Wakayama, vừa được tòa án ở phía tây Nhật Bản tuyên trắng án. 3 năm trước, người phụ nữ sinh năm 1996 này bị bắt vì tình nghi đầu độc chồng mình để chiếm đoạt tài sản. Được biết, Sudo là người vợ thứ 3 của vị đại gia này.Chi 3 tỷ yên để cưa cẩm 4.000 cô gáiKosuke Nozaki sinh năm 1941, là chủ tịch một công ty bán rượu, kinh doanh bất động sản ở tỉnh Wakayama.Theo chính quyền thành phố Tanabe, tài sản của ông thời điểm trước khi qua đời được định giá khoảng 1,3 tỷ yên (hơn 211 tỷ đồng) gồm tiền tiết kiệm và chứng khoán. Ngoài ra, ông còn sở hữu hàng loạt đất đai, nhà ở và tranh quý chưa được thẩm định.Tuy nhiên cuộc đời của vị đại gia này gây chú ý nhiều hơn bởi đời...
Đoạn video được trích xuất từ camera giám sát cho thấy, 3 nạn nhân đang đi bộ trên đường, bức tường bất ngờ đổ sập xuống vùi lấp 2 người. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, các nạn nhân không kịp phản ứng.Được biết, 3 người gặp nạn trong sự việc là mẹ con. Trước đó, người mẹ 47 tuổi cãi nhau to tiếng với chồng. Trong cơn tức giận, cô bỏ ra khỏi nhà, 2 đứa con chạy theo mẹ. Khi 3 mẹ con đang đi bộ trong một ngõ nhỏ, sự việc đau lòng xảy ra.Anh Rohani Karo - cư dân sống ở đối diện hiện trường - cho biết, khi bức tường sập xuống, một tiếng động lớn phát ra. Người đàn ông này hốt hoảng, tưởng một trạm biến áp của ngành điện lực bị nổ. "Tôi giật mình hoảng hốt, tưởng tượng như có một trận động đất vừa xảy ra", anh Rohani nói.Bức tường đổ ập xuống khiến gạch, bê tông vương vãi khắp nơi, văng vào cả n...
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip quay cảnh con gái và mẹ cùng chụp hình trong ngày lễ ăn hỏi. Người mẹ mặc áo dài màu hồng, trang điểm trong trẻo đứng cạnh con gái đôi mươi trẻ trung, xinh đẹp. Đoạn clip thu hút hơn 450.000 lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận.Cư dân mạng dành cho cô dâu và người mẹ nhiều lời khen ngợi: "Hai mẹ con như hai chị em", "Mẹ cô dâu đẹp như hoa hậu", "Mẹ cô dâu trẻ quá. Nét đẹp mộc mạc xưa, xem clip mà không đoán được cô bao nhiêu tuổi".Một số ý kiến băn khoăn, không biết vẻ ngày thường của mẹ cô dâu ra sao hay hình ảnh trong clip đẹp là nhờ "công nghệ" trang điểm.Cư dân mạng dành cho cô dâu và người mẹ nhiều lời khen ngợi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Theo tìm hiểu của phóng viên, clip nói trên được quay tại lễ ăn hỏi của cô dâu Vũ Lan Vy (21 tuổi, ở Hải Phò...