Phương án sáp nhập và đóng cửa một số cơ quan của Quốc hội

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng quán triệt tại Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, sáng 1/12.

Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gồm nội dung về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Thông tin về định hướng, phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng (Ảnh: Hồng Phong).

Theo phương án này, sẽ sáp nhập Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách; sáp nhập Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục; sáp nhập Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Pháp luật.

Trong khi đó, phương án kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại cũng được tính đến, để chuyển nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao và một phần công việc về Văn phòng Quốc hội.

Ban Dân nguyện được nghiên cứu chuyển thành Ban Giám sát và Dân nguyện.

Đồng thời với việc sắp xếp các ủy ban của Quốc hội, cấp có thẩm quyền cũng tính tinh gọn mô hình Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và Ban Thư ký Quốc hội; nghiên cứu chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án được đề xuất cũng tính đến việc kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu Lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, theo ông Lê Minh Hưng, các cơ quan sẽ nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; giao Đảng đoàn Quốc hội chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế.

Đáng lưu ý, cùng với việc tinh gọn này sẽ không bố trí chức danh ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Các Ủy ban của Quốc hội có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Với phương án này, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sẽ giảm 4 Ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

Với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh cần rà soát lại tất cả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, sáp nhập, kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

Theo định hướng này, cấp có thẩm quyền sẽ rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết.

Các cơ quan cũng tính nghiên cứu, đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm đầu mối bên trong, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Đẩy mạnh yếu tố tích cực trong quá trình thực hiện cải cách hành chính

Sáng 31/12/2024, Đảng bộ Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024.Lãnh đạo các Đảng bộ được xếp loại Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 nhận bằng khen tại hội nghị (Ảnh: Tống Giáp).Những con số kỷ lục Báo cáo Đảng bộ về kết quả năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Hoạt cho biết, năm qua Đảng bộ Bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoàn thành các đề án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ giao. 100% các đề án được hoàn thành bảo đảm tiến độ, chất lượng yêu cầu.Bộ LĐ-TB&XH "về đích" ở toàn bộ các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua...

Tin tức 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi nông nghiệp và nông dân tăng cường năng suất và phát triển

Yêu cầu này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại hội nghị Đối thoại với nông dân Việt Nam 2024 diễn ra sáng 31/12, tại Hà Nội.Cuộc đối thoại diễn ra với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cuộc đối thoại chủ yếu nhằm tri ân nông dân, hợp tác xã, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp rất quan trọng trong năm 2024 để cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra.Tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần tri ân, tương tác, chia sẻ, tìm ra giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).Nhất là lĩnh vực...

Tin tức 1
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nỗ lực vươn lên trong thời đại mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: TTXVN).Phóng viên: Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng Bí thư chia sẻ các lợi thế, thời cơ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?- Tổng Bí thư Tô Lâm: Sau gần 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích trong lịch sử, trải qua kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1930-1975); kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới (1975-2025). Và giờ đây, chúng ta bước vào kỷ ng...