Cơ cấu lại bộ máy theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực: Sự khẩn trương và cần thiết

Nhiệm vụ này một lần nữa được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Công điện số 125 vừa ban hành, yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Dù ghi nhận nhiều kết quả trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,, song người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra nhiều tồn tại, điển hình là vi phạm trong quản lý sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, môi trường; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng...

Để tăng cường chống lãng phí, Thủ tướng chỉ đạo cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xóa bỏ cơ chế "xin - cho"; phân cấp, phân quyền cho cơ quan, địa phương có thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt nhiều giải pháp để tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Ảnh: Phạm Thắng).

Đi kèm với đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường thực hiện giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong phục vụ nhân dân.

Trong quản lý ngân sách Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu.

Đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước cũng là yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đặt ra.

Cùng với đó, ông lưu ý tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước.

Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Thủ tướng nhắc lại nhiệm vụ giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai hoàn thành, đưa vào sử dụng để chống lãng phí, thất thoát.

 Về quản lý, sử dụng tài sản công, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương rà soát lại trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Việc này phải báo cáo Thủ tướng trước 15/12.

Liên quan tổ chức bộ máy, quản lý lao động, Thủ tướng quán triệt cần khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, theo Thủ tướng, cần rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng là tinh thần được Thủ tướng nhấn mạnh. Ông chỉ đạo tập trung thanh tra những lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản và xử lý nghiêm vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến thăm Lào từ Viêng Chăn

Sáng 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Sân bay quốc tế Wattay (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan;...

Tin tức 1
Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1718 thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo), do trực tiếp Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó trưởng ban Thường trực và các Phó trưởng Ban Chỉ đạo khác gồm: Bí thư Thành ủy TPHCM; Bộ trưởng KH&ĐT; Bộ trưởng Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).Ban Chỉ đạo nhằm giúp Chính phủ chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán việc thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ ch...

Tin tức 1
Đại tá Phạm Quốc Việt được bổ nhiệm phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng

Ngày 8/1, tại Công an tỉnh Sóc Trăng, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) tổ chức lễ thông báo, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.Tại buổi lễ, Thiếu tướng Bùi Văn Quyền, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Bùi Quốc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, giữ chức vụ Cục trưởng Cục nghiệp vụ Bộ Công an kể từ ngày 10/1.Đại tá Phạm Quốc Việt được giao phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: CTV).Đồng thời Bộ trưởng Bộ Công an có quyết định giao Đại tá Phạm Quốc Việt, Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng từ ngày 10/1, đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh này.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Đại tá Phạm Quốc Việt cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo Bộ Công...