Khu thương mại tự do: Phương tiện nâng cao hiệu quả logistics ở Lạng Sơn

Theo Báo cáo logistics Việt Nam vừa được Bộ Công Thương công bố, cơ quan quản lý cho rằng bên cạnh những khu vực trọng điểm về hàng hải như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, các khu vực khác như Lạng Sơn - nơi có cửa khẩu đường bộ lớn nhất nước cũng nên được cân nhắc thành lập khu thương mại tự do.

Về vị trí địa lý, Lạng Sơn là một tỉnh biên giới nằm ở phía Bắc Việt Nam, giáp Trung Quốc, với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu đường bộ lớn nhất nước.

"Đây là đầu mối giao thương quan trọng trong tuyến đường sắt và đường bộ kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa", Bộ Công Thương đánh giá.

Tính đến hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của tất cả loại hình qua tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng kim ngạch hàng hóa mở tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đạt 4,47 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương cho rằng với vị trí cửa khẩu quốc tế, Lạng Sơn có lợi thế lớn trong việc thu hút thương mại biên giới và xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc hình thành khu thương mại tự do sẽ thúc đẩy hoạt động logistics, trung chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế biên giới.

"Hạ tầng cửa khẩu được đầu tư mạnh về các máy soi chiếu, kết hợp với một số đối tác lớn về phần mềm, camera để quản lý, đặt vấn đề tự động hóa theo hướng trí tuệ nhân tạo", cơ quan quản lý nhìn nhận.

Hiện, hệ thống giao thông tại Lạng Sơn đã được đầu tư và nâng cấp, bao gồm các tuyến đường bộ cao tốc như dự án Chi Lăng - Hữu Nghị và các tuyến đường sắt, giúp kết nối nhanh chóng với các vùng kinh tế trọng điểm khác của Việt Nam.

Để phát triển thương mại biên giới, tỉnh Lạng Sơn đã và đang hoàn thiện hạ tầng khu vực cửa khẩu, xây dựng cửa khẩu kiểu mẫu (Ảnh: Hải Nam).

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai và thủ tục hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Thời gian qua, để phát triển thương mại biên giới, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là việc hoàn thiện hạ tầng khu vực cửa khẩu, xây dựng cửa khẩu kiểu mẫu, góp phần tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc… 

Chẳng hạn, từ năm 2022, tỉnh đã triển khai nền tảng cửa khẩu số và thường xuyên nâng cấp hệ thống này, góp phần hiện đại hóa khu vực cửa khẩu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp logistics đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn cũng tích cực đẩy nhanh tiến độ của các dự án logistics quan trọng như khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất 1, hạ tầng kỹ thuật và nhà xưởng Phúc Khang thuộc khu phi thuế quan.

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung hoàn thiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Bộ Công Thương đánh giá tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển khu thương mại tự do (Ảnh: VGP).

Trong Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết thời gian qua, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Đây là một loại hình khu kinh tế có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, góp phần thúc đẩy dịch vụ logistics.

"Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng, thành lập và phát triển mô hình các khu thương mại tự do nên được thực hiện sớm. Điều này nhằm tận dụng thời cơ, góp phần đưa ngành dịch vụ logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Diên nhấn mạnh.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Giá vàng miếng SJC giảm 1,3 triệu đồng/lượng sau một tuần

Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 16/12 đến ngày 22/12, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua - bán).Giá vàng miếng "khởi động" tuần trước ở mức 82,6-85,1 triệu đồng/lượng (mua - bán). Như vậy, sau một tuần giao dịch, giá chiều mua đã "bốc hơi" 800.000 đồng trong khi giá chiều bán giảm 1,3 triệu đồng. Giá vàng nhẫn tròn trơn kết tuần được niêm yết tại 81,8-83,6 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mặt hàng này cũng giảm 800.000 đồng mỗi chiều sau một tuần.Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 82,40-84,40 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn tại đây được giao dịch tại 83-84,40 triệu đồng/lượng (mua - bán).Giá vàng thế giới rạng sáng 23/12 theo giờ Việt Nam trượt khỏi mốc 2.650 USD,  giao dịch quanh 2.622 USD/ounce, giảm 3 US...

Tin tức 1
Con trai Elon Musk và Tổng thống Trump: Mẹ Elon Musk chia sẻ về mối quan hệ của họ

Ở tuổi 53, Elon Musk đã trở thành người giàu nhất thế giới, với khối tài sản khổng lồ hàng trăm tỷ USD. Ông hiện điều hành 2 công ty công nghệ hàng đầu thế giới là Tesla và SpaceX.Tổng thống Trump đã thành công trở lại Nhà Trắng và vị tổng thống đắc cử cũng muốn tỷ phú tham gia vào bộ máy chính quyền.Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú Elon Musk, đã bày tỏ sự vui vẻ về tình bạn đang phát triển giữa con trai bà và tổng thống Trump trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Fox Business. Bà cho biết: "Họ có vẻ như đang rất vui vẻ, và điều đó thật tuyệt khi cả hai đều cảm thấy như vậy"."Elon rất quý trọng ông ấy và cảm thấy rất vui mừng khi thấy nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới đầy triển vọng", bà Maye nói thêm.Bà cho biết mình chỉ có cơ hội gặp gỡ cả 2 người đàn ông một vài lần khi sống ở New York...

Tin tức 1
Sầu riêng Việt Nam chịu áp đảo kiểm tra từ EU, tần suất lên đến 20%

Ngày 18/12, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo sửa đổi quy định về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa từ nước thứ ba vào Liên minh châu Âu.Trong đó, đáng chú ý, sầu riêng Việt Nam vào EU sẽ bị tăng tần suất giám sát tại cửa khẩu. Cụ thể, sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với tần suất 20%, tăng 10% so với trước do không tuân thủ các quy định về ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Trước đó, hồi đầu năm, lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng này với tần suất 10%. Trong năm nay, tại Việt Nam, đã có nhiều trường hợp vi phạm không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh khi xuất khẩu và gian lận...