Nam thanh niên bỏ thuốc khi tin rằng đã hết bệnh cao huyết áp và sau đó bị đột quỵ

Ngày 4/12, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây, Trung tâm tiếp nhận nhiều ca đột quỵ còn rất trẻ (dưới 45 tuổi), chiếm 15% tổng số bệnh nhân của toàn viện.

Như trường hợp nam bệnh nhân 31 tuổi được chuyển đến Trung tâm trong tình trạng hôn mê, đặt ống nội khí quản và huyết áp liên tục tăng cao 180/100 mmHg. Tình trạng huyết áp của bệnh nhân không giảm ngay cả khi đã được sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch.

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ, do chủ quan với cao huyết áp, béo phì, tiểu đường... (Ảnh: T.D).

Người nhà bệnh nhân cho biết, từ năm 2020, bệnh nhân đã có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp. Khi điều trị ổn định, bệnh nhân được cho về nhà dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp.

Đáng nói, sau một thời gian thấy huyết áp bình thường, anh chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc không điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá, bia, rượu.

Bác sĩ Dũng cho biết, kết quả chụp phim cho thấy bệnh nhân tiếp tục chảy máu não bên đối diện, bên phải và lần này thể tích lớn hơn và có máu trong não thất.

"Trường hợp này khó có thể tiến hành phẫu thuật do đã chảy máu cả 2 bên não và hôn mê sâu. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị hồi sức nội khoa. Tuy nhiên người bệnh liên tục sốt cao, ý thức chậm, hôn mê, không cai được thở máy, tiên lượng nặng", bác sĩ Dũng thông tin.

Theo bác sĩ Dũng, tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm khoảng 10-15%, dưới 50 tuổi là 15-20% trên tổng số các ca bệnh đột quỵ. Trên thế giới cứ 100.000 người dưới 50 tuổi thì có 15 người bị chảy máu não ít nhất 1 lần.

Để phòng nguy cơ đột quỵ, bác sĩ Dũng khuyến cáo:

- Mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh.

- Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ: tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… Những người có bệnh huyết áp cao cần điều trị liên tục, tuyệt đối không bỏ thuốc khi thấy huyết áp ổn định, vì đây là tác dụng do thuốc điều trị mang lại. Nếu bỏ thuốc, huyết áp sẽ lại tăng cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt, liệt mặt, méo mặt… ) cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ Dũng, người trẻ cũng nên đi tầm soát đột quỵ não do người trẻ thường chủ quan, ít khi theo dõi chỉ số huyết áp, ít tập luyện, chế độ ăn uống thừa cân, béo phì và không đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi có bệnh, hoặc đột quỵ phải nhập viện mới ngã ngửa có mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp…

Nếu đã phát hiện tăng huyết áp cần duy trì thuốc thường xuyên, suốt đời, tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám lại định kỳ để điều chỉnh thuốc và phát hiện sớm các biến chứng.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đây là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
TPHCM: Thanh niên 20 tuổi gặp nguy hiểm sau khi đi xóa xăm tại cơ sở không có giấy phép

Tối 22/12, Sở Y tế TPHCM cho biết, trên địa bàn vừa có một trường hợp tai biến y khoa xảy ra.Trước đó, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TPHCM nhận được báo cáo từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định về người bệnh bị tai biến thẩm mỹ do xóa xăm vùng lưng bằng laser tại cơ sở không phép, tại địa chỉ 37 Hoa Hồng, phường 2, quận Phú Nhuận.Bệnh nhân là anh N.N.A. (20 tuổi), nhập viện trong tình trạng phản vệ độ 2 do thuốc tê, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, tổn thương cơ tim do nhiễm trùng.Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra Công ty TNHH Master Vũ Vương tại địa chỉ nêu trên, do ông V.M.V. làm giám đốc.Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở trên chưa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động...

Tin tức 1
Cách phòng ngừa cơn đột quỵ từ sớm

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là gì? Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, thường được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ, xảy ra khi não bị thiếu máu tạm thời.Khi bạn bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, một hoặc nhiều động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, do mảng bám hoặc cục máu đông. Tình trạng này thường cải thiện trong vòng vài phút, tránh tổn thương não vĩnh viễn.Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua giống như các triệu chứng của đột quỵ, nhưng chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ sử dụng từ viết tắt FAST để giúp mọi người phát hiện các dấu hiệu của cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ.Chúng bao gồm:- F (Face) - Mặt chảy xệ: Bạn có thể thấy một bên mặt chảy xệ hoặc trông có vẻ tê liệt. Nếu người đó cười, khuôn mặt có thể trông...

Tin tức 1
Phát hiện sai phạm tại Bệnh viện đa khoa Gia Định

Phát hiện sai phạm tại Bệnh viện đa khoa Gia ĐịnhTối 22/12, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, trong tuần qua (15-21/12), cơ quan này đã tiến hành kiểm tra các cơ sở y tế có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, cũng như ban hành nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính.Theo đó, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra đột xuất Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Louis Academy (272-274 đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 10) và Bệnh viện đa khoa Gia Định (425-427-429 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh), sau khi có phản ánh về "ma trận dịch vụ thẩm mỹ" trên báo chí.Tại thời điểm bị kiểm tra ngày 19/12, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Louis Academy (Dr.Han) không có dấu hiệu hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chỉ có 1 nhân viên bảo vệ.Tuy nhiên, kiểm tra tại tài khoản Facebook "Dr...