Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đến năm 2035 (Đề án).
Thường trực Chính phủ kết luận Hồ sơ Đề án đã được chuẩn bị công phu, có chất lượng. Chủ trì cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả và nỗ lực của Bộ GTVT, UBND Thành phố Hà Nội, UBND TPHCM và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Mục tiêu được Thường trực Chính phủ nhấn mạnh là tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn tại Hà Nội, TPHCM và một số thành phố lớn khác.
Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km (Ảnh: Mạnh Quân).
Bên cạnh việc giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TPHCM, Thường trực Chính phủ đề nghị các cơ quan đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến việc lựa chọn tư vấn, nhà thầu, giải phóng mặt bằng... để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.
Về quan điểm, Thường trực Chính phủ cho rằng Đề án phải thể hiện được tư duy hiện đại, tầm nhìn chiến lược với cách nghĩ và cách làm mới.
Theo đó, Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị của 2 thành phố phải có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm tính đồng bộ với Quy hoạch tổng thể đường sắt quốc gia.
Thường trực Chính phủ cũng nhấn mạnh cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với thực tế triển khai dự án và đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó tăng trần nợ công và bội chi ngân sách (báo cáo cấp có thẩm quyền).
Về công nghệ và phương thức quản trị dự án, theo Thường trực Chính phủ, phải hiện đại, thông minh và hiệu quả.
Thường trực Chính phủ đề nghị nghiên cứu xây dựng ngay và ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường sắt đô thị bảo đảm thống nhất trong hệ thống để sử dụng chung.
Tàu metro đô thị số 1 chạy thử nghiệm tại khu vực TP Thủ Đức (Ảnh: Nam Anh).
Quán triệt Đề án phải được nghiên cứu kỹ, triển khai nhanh, hiệu quả, Thường trực Chính phủ lưu ý đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ngoài ra, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện ngay tại các cơ sở đào tạo trong nước để đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu, có thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài.
Thường trực Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý chủ trương triển khai cũng như chủ trương có các cơ chế đặc thù, đặc biệt về chỉ định thầu tư vấn, giám sát và lựa chọn các nhà đầu tư, huy động nguồn lực thực hiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đến năm 2035.
Thường trực Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc với Đảng đoàn Quốc hội thống nhất cơ chế chính sách đặc thù cho Đề án trước khi trình Quốc hội theo quy định; đồng ý chủ trương tăng trần nợ công lên khoảng 80% GDP và bội chi ngân sách ở mức phù hợp.
Việc giao UBND Thành phố Hà Nội và TPHCM làm chủ đầu tư các dự án trên địa bàn, được sử dụng ngân sách địa phương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện và thực hiện Đề án; các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động phối hợp tích cực với Bộ GTVT trong quá trình hoàn thiện, trình Bộ Chính trị cho ý kiến và tổ chức thực hiện Đề án.
Sáng 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Sân bay quốc tế Wattay (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)Đoàn đại biểu chính thức tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan;...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1718 thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo), do trực tiếp Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo.Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Phó trưởng ban Thường trực và các Phó trưởng Ban Chỉ đạo khác gồm: Bí thư Thành ủy TPHCM; Bộ trưởng KH&ĐT; Bộ trưởng Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).Ban Chỉ đạo nhằm giúp Chính phủ chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán việc thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ ch...
Ngày 8/1, tại Công an tỉnh Sóc Trăng, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) tổ chức lễ thông báo, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.Tại buổi lễ, Thiếu tướng Bùi Văn Quyền, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động Đại tá Bùi Quốc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, giữ chức vụ Cục trưởng Cục nghiệp vụ Bộ Công an kể từ ngày 10/1.Đại tá Phạm Quốc Việt được giao phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: CTV).Đồng thời Bộ trưởng Bộ Công an có quyết định giao Đại tá Phạm Quốc Việt, Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, phụ trách Công an tỉnh Sóc Trăng từ ngày 10/1, đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh này.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Đại tá Phạm Quốc Việt cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo Bộ Công...