Số lượng ống virus nguy hiểm mất tích ở Australia: Mối đe dọa đến Việt Nam?

Mới đây, Bộ trưởng Y tế Bang Queensland (Australia) thông báo, Phòng thí nghiệm Virus học của địa phương bị thất lạc 323 ống chứa nhiều loại virus truyền nhiễm.

Theo báo cáo, có 98 ống chứa virus Hendra, 223 ống chứa Lyssavirus và 2 ống chứa Hantavirus đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm vào tháng 8/2023.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Úc cho biết, Hantavirus có thể gây ra triệu chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong, Lyssavirus là nhóm virus có thể gây bệnh dại, trong khi Hendra là một loại virus lây truyền từ động vật sang người.

Sau khi sự việc vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học xảy ra, chính quyền địa phương đã chỉ đạo Sở Y tế Queensland tiến hành điều tra Phòng thí nghiệm Virus học của tiểu bang, đồng thời tìm cách ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra lần nữa.

Hơn 300 ống virus bị thất lạc tại Úc được đánh giá là sự việc vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học (Ảnh minh họa: SAN).

3 loại virus thất lạc nguy hiểm thế nào?

Mặc dù hiện không phát hiện người dân bị lây nhiễm, phía Phòng thí nghiệm vẫn chưa thể xác định các ống chứa virus trên có bị lấy khỏi nơi lưu trữ an toàn, hay bị tiêu hủy hay không.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng lo ngại dịch bệnh có thể lây lan ra ngoài môi trường và các nước khác, nếu virus bị vận chuyển xuyên biên giới.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, Lyssavirus được nhắc đến trong sự việc nêu trên là virus gây bệnh dại ở loài dơi ở Úc.

Bệnh chủ yếu xuất hiện trên động vật (loài dơi), và cho đến nay mới chỉ có 2 ca tử vong do Lyssavirus trên người (ở bang Queensland, Australia), với trường hợp gần nhất vào năm 1998.

"Tuy nhiên, cũng cần lưu ý Lyssavirus mặc dù cùng họ với virus dại, nhưng không phải là loại gây bệnh dại ở chó, và bệnh dại truyền từ loài dơi ở các quốc gia ngoài đến Úc", Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Virus Hendra hiếm gặp và nguy hiểm (Ảnh minh họa: (LC).

Với Hendra, đây là loại virus hiếm gặp được phát hiện lần đầu tiên tại Úc. Virus này chủ yếu lây từ động vật, đặc biệt là từ dơi. Virus Hendra có thể gây ra những triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vào năm 1994, dịch bệnh do virus Hendra bùng phát, khiến một số con ngựa ở Úc và các huấn luyện viên của chúng thiệt mạng do nhiễm bệnh phổi nghiêm trọng, với các triệu chứng xuất huyết.

Đến tháng 11/2012, các nhà khoa học đã phát triển thành công vaccine phòng chống virus Hendra cho ngựa. Điều này đã giúp giảm thiểu sự lây lan của virus từ ngựa sang người.

Còn Hantavirus sống chủ yếu trong cơ thể các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột. Virus này được tìm thấy đầu tiên tại Hàn Quốc.

Cơ chế sinh bệnh của Hanta hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Virus này gây bệnh trên người thường đa dạng, có thể là nhiễm trùng không triệu chứng hoặc các thể lâm sàng có mức độ khác nhau.

2 thể lâm sàng biểu hiện nặng khi nhiễm Hantavirus là hội chứng phổi (HPS) và hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS).

Có đáng lo ngại ở Việt Nam?

Trước ý kiến lo ngại nguy cơ virus có thể lan truyền gây nguy hại sức khỏe cho người dân, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng khẳng định, việc lo ngại là không cần thiết, vì nhiều lý do.

Hantavirus sống chủ yếu trong cơ thể các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột (Ảnh minh họa: medlatec).

Thứ nhất, trong trường hợp các lọ chứa virus bị thất lạc ra bên ngoài, virus sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ môi trường, vì chúng không còn nằm ở trong cơ thể sống (như khi virus sống trong con dơi).

Thứ hai, các loại virus trong ống nghiệm nêu trên là virus chưa có đột biến, chưa được biến đổi để tăng cường chức năng, nên không khác gì virus trong tự nhiên.

Trong khi đó, chúng đã hiện diện phổ biến ở động vật hoang dại ở Úc. Vì vậy, nếu các virus này có bị lây lan ra ngoài môi trường cũng không tăng thêm nguy cơ cho nước sở tại.

Thứ ba, việc thất lạc này chỉ có nguy cơ khi các ống đựng virus có người mở ra và bị lây nhiễm. Nhưng cho đến nay, cơ quan chức năng ở Australia chưa phát hiện ca bệnh nào.

"Trong trường hợp có lây lan cho người mà không phát hiện được, các virus cũng không lây cho người khác, vì đây là bệnh từ loài vật truyền sang người, chứ không phải là bệnh từ người truyền sang người. Chúng ta sống ở Việt Nam thì càng không có lý do gì để lo lắng", chuyên gia y tế công cộng khẳng định.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
TPHCM: Thanh niên 20 tuổi gặp nguy hiểm sau khi đi xóa xăm tại cơ sở không có giấy phép

Tối 22/12, Sở Y tế TPHCM cho biết, trên địa bàn vừa có một trường hợp tai biến y khoa xảy ra.Trước đó, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TPHCM nhận được báo cáo từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định về người bệnh bị tai biến thẩm mỹ do xóa xăm vùng lưng bằng laser tại cơ sở không phép, tại địa chỉ 37 Hoa Hồng, phường 2, quận Phú Nhuận.Bệnh nhân là anh N.N.A. (20 tuổi), nhập viện trong tình trạng phản vệ độ 2 do thuốc tê, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, tổn thương cơ tim do nhiễm trùng.Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra Công ty TNHH Master Vũ Vương tại địa chỉ nêu trên, do ông V.M.V. làm giám đốc.Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở trên chưa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động...

Tin tức 1
Cách phòng ngừa cơn đột quỵ từ sớm

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là gì? Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, thường được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ, xảy ra khi não bị thiếu máu tạm thời.Khi bạn bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, một hoặc nhiều động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, do mảng bám hoặc cục máu đông. Tình trạng này thường cải thiện trong vòng vài phút, tránh tổn thương não vĩnh viễn.Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua giống như các triệu chứng của đột quỵ, nhưng chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ sử dụng từ viết tắt FAST để giúp mọi người phát hiện các dấu hiệu của cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ.Chúng bao gồm:- F (Face) - Mặt chảy xệ: Bạn có thể thấy một bên mặt chảy xệ hoặc trông có vẻ tê liệt. Nếu người đó cười, khuôn mặt có thể trông...

Tin tức 1
Phát hiện sai phạm tại Bệnh viện đa khoa Gia Định

Phát hiện sai phạm tại Bệnh viện đa khoa Gia ĐịnhTối 22/12, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, trong tuần qua (15-21/12), cơ quan này đã tiến hành kiểm tra các cơ sở y tế có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, cũng như ban hành nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính.Theo đó, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra đột xuất Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Louis Academy (272-274 đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 10) và Bệnh viện đa khoa Gia Định (425-427-429 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh), sau khi có phản ánh về "ma trận dịch vụ thẩm mỹ" trên báo chí.Tại thời điểm bị kiểm tra ngày 19/12, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Louis Academy (Dr.Han) không có dấu hiệu hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chỉ có 1 nhân viên bảo vệ.Tuy nhiên, kiểm tra tại tài khoản Facebook "Dr...