Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).
Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi.
"Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".
Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những hành động can thiệp sâu rộng để ngăn chặn một dự luật ngân sách khi đó đang được đàm phán tại Quốc hội Mỹ.
Đây là sự việc mới nhất mà ông Musk thể hiện vai trò lớn khác thường trong chính quyền Donald Trump sắp tới, vốn bị cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chỉ trích.
Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk là một trong những người ủng hộ ông Trump đắc lực nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống và đã bơm khoảng 200 triệu USD vào Ủy ban Hành động Chính trị (PAC) hậu thuẫn cho ông Trump.
Tháng 11/2024, Tổng thống đắc cử Trump thông báo tỷ phú Elon Musk cùng với doanh nhân Vivek Ramaswamy, sẽ đồng lãnh đạo ủy ban cố vấn mang tên Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) với nhiệm vụ tinh giản hệ thống, cắt giảm các quy định dư thừa và giảm chi tiêu lãng phí của chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk cùng với con trai đến Quốc hội Mỹ, ngày 5/12/2024 (Ảnh: CBS).
Hôm Chủ nhật, ông Trump đã có bài phát biểu kéo dài hơn một giờ tại hội nghị AmericaFest được tổ chức phi lợi nhuận Turning Point USA tổ chức ở Phoenix.
Hàng nghìn nhà hoạt động bảo thủ đã reo hò cuồng nhiệt khi ông Trump bước lên sân khấu trong màn trình diễn pháo hoa rực rỡ. Đây là sự kiện đầu tiên theo phong cách tranh cử mà ông Trump tham dự kể từ sau cuộc bầu cử.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống đắc cử Trump cũng nói rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin muốn gặp ông "càng sớm càng tốt", đồng thời kêu gọi nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.
Đề cập tới một vấn đề chính sách đối ngoại khác, ông Trump nhắc lại lời cảnh báo từng đăng tải trước đó trên mạng xã hội hôm 21/12 rằng Panama đang tính phí quá cao cho việc sử dụng Kênh đào Panama, tuyến đường thủy nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Ông Trump tuyên bố nếu Panama không nhượng bộ thì ông sẽ kiên quyết giành lại quyền kiểm soát kênh đào mà Mỹ đã từ bỏ theo một hiệp ước được Tổng thống Jimmy Carter ký năm 1977.
Tổng thống Panama, José Rául Mulino đã đáp trả tuyên bố trên của ông Trump bằng một video đăng trên mạng xã hội hôm Chủ nhật, rằng kênh đào này thuộc về Panama và chủ quyền của đất nước là không thể đàm phán.
"Mỗi mét vuông của Kênh đào Panama và những khu vực xung quanh đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục như vậy", ông Mulino nhấn mạnh. "Chủ quyền và nền độc lập của đất nước là không thể thương lượng. Đó là một phần trong lịch sử đấu tranh của chúng ta và là chiến thắng không thể đảo ngược".
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: The American Interest).Cục diện thay đổi nhanh chóngTrong nhiều thập kỷ, Nga đã cố gắng tái lập ảnh hưởng của mình ở Trung Đông. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria, Moscow có vẻ như đang phải cố gắng cứu vãn tình thế ở mức tốt nhất có thể.Tổng thống Vladimir Putin dường như đã phải tìm cách xoay chuyển các sự kiện ở Syria theo cách đó là một thành công của Nga. Moscow từng tích cực hỗ trợ quân sự cho Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến khốc liệt và kéo dài. Đổi lại, Nga được phép thiết lập 2 căn cứ quân sự quan trọng tại quốc gia này."Cách đây 10 năm, chúng tôi đã đến Syria để giúp ngăn chặn việc tạo lập một vùng đất khủng bố ở đó", ông Putin phát biểu trong cuộc họp báo thường...