Chiều 15/12, tiếp tục chương trình công tác tại ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau tại khu vực nút giao IC3, IC4 và IC5 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực
Qua kiểm tra thực tế và nghe các đơn vị báo cáo, Thủ tướng đánh giá, sau chuyến kiểm tra vào tháng 10/2024 vừa qua, dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo Thủ tướng, nguồn nguyên vật liệu cơ bản được giải quyết, tiến độ trên công trường có chuyển biến, các địa phương nỗ lực giải quyết các khó khăn liên quan đến nguồn vật liệu. Tuy nhiên, tiến độ của dự án vẫn chưa đạt yêu cầu.
Thủ tướng chỉ đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu phải triển khai nhiều giải pháp rút ngắn tiến độ, làm ngày làm đêm, chỉ bàn làm, không bàn lùi, quyết liệt đẩy mạnh thi công dự án. Trong đó nghiên cứu thêm phương án tăng tải để rút ngắn thời gian gia tải xử lý nền đất yếu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe nhà thầu báo cáo về tiến độ thi công cao tốc (Ảnh: Bảo Kỳ).
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ bàn làm, không bàn lùi; cấp ủy và chính quyền phải có trách nhiệm, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, các đoàn thể vào cuộc, người dân tham gia, doanh nghiệp ủng hộ, với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, không để nhà thầu, ban quản lý dự án cô đơn trên công trường.
Thủ tướng lưu ý, các nhà thầu chính không bán thầu nhưng phải hợp tác, chia sẻ công việc, tạo cơ hội, điều kiện cho các nhà thầu địa phương lớn mạnh, trưởng thành với tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.
Những phần việc có thể làm thủ công, theo Thủ tướng, các lực lượng thanh niên, quân đội, công an… tích cực tham gia thực hiện. Các địa phương, đoàn thể, cơ quan cần tích cực hưởng ứng đợt cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc".
Ông nhấn mạnh, các đơn vị phải thay đổi cách thi công thì mới nhanh được. Chủ đầu tư, nhà thầu, không ngồi chờ. Nhà thầu phải thi công xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ đến 31/12/2025 là phải xong dự án. Mục tiêu đặt ra năm 2025, cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn về Hà Nội, vào miền Trung, Cần Thơ đến Cà Mau là phải thông.
Đối với các nhà thầu chậm tiến độ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chỉ đạo các đơn vị có giải pháp quyết liệt thi công bù đắp khối lượng. Trong trường hợp vẫn không có tiến triển, Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư có biện pháp xử lý, cắt giảm khối lượng chuyển sang cho đơn vị khác thi công.
Về phía địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Các cấp ủy, chính quyền, toàn dân cùng tham gia vào dự án với tinh thần "không để công nhân, nhà thầu cô đơn trên công trường".
Về nguồn vật liệu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát Luật khoáng sản mới. Từ đó, hướng dẫn An Giang thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp phép khai thác mỏ đá Antraco cung ứng cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương phải xác định rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ thời gian, trách nhiệm, thời gian giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắt liên quan. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với cấp có thẩm quyền.... Đối với An Giang đến hết tháng 12, địa phương này phải xử lý dứt điểm, cấp phép khai thác đối với mỏ đá này.
Ngoài ra Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp cùng tỉnh Cà Mau nghiên cứu, thiết kế, khảo sát triển khai 80km cao tốc còn lại từ Cà Mau đến Đất Mũi.
Nỗ lực giải quyết những khó khăn trên công trường
Trước đó, báo cáo cùng Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, ĐBSCL đang triển khai các dự án cao tốc gồm: dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau (thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Cao Lãnh - Lộ Tẻ; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; Cao Lãnh - An Hữu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; giai đoạn 2026-2030 triển khai thêm cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu. Tổng chiều dài các dự án khoảng 1.200km.
"Trong đó đến năm 2025 sẽ hoàn thành 325km, đến năm 2027 hoàn thành thêm 550km, phần còn lại hoàn thành trong năm 2030. Riêng đoạn từ Cà Mau đến Đất Mũi có chiều dài 80km, tỉnh Cà Mau kiến nghị được triển khai đầu tư nhằm để phát huy cảng nước sâu Hòn Khoai", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Cao tốc trục dọc đoạn qua huyện Long Mỹ, Hậu Giang (Ảnh chụp tháng 7: Bảo Kỳ).
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, riêng dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là một trong các dự án trọng điểm quốc gia, tiến độ hoàn thành vào năm 2025. Tuy nhiên theo báo cáo của chủ đầu tư, tiến độ còn chậm nguyên nhân chủ yếu do còn khó khăn về nguồn vật liệu.
Về nguồn vật liệu, hiện nay dự án còn thiếu tổng số 3,39 triệu m3 để hoàn thành công tác gia tải nền đường, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long khẩn trương đẩy nhanh thủ tục cấp phép, nâng công suất khai thác các mỏ để cung ứng cho dự án theo chỉ tiêu được giao, hoàn thành trong tháng 12 năm nay.
Đồng thời, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tỉnh An Giang sớm hoàn tất các thủ tục để khai thác trở lại mỏ đá Antraco và ưu tiên cung ứng cho dự án.
"Đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các nhà thầu nghiên cứu giải pháp tăng gia tải phù hợp để rút ngắn thời gian chờ lún. Đồng thời, các đơn vị chủ động đầy đủ máy móc thiết bị, nhân vật lực, tổ chức thi công bù lại tiến độ đã chậm trễ", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị.
Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, ngày 21/12.Nghị quyết số 136 của Quốc hội có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định các cơ chế, chính sách ưu tiên về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), dữ liệu, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; cơ chế, chính sách đầu tư, quản lý, khai thác Khu thương mại tự do Đà Nẵng…Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng (Ảnh: Đoàn Bắc).Trong bố...
Sáng 21/12, phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả quan trọng mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành đã đạt được.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đình Trung).Bên cạnh những thành tựu, theo Phó Thủ tướng, trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của đất nước, việc xác định vị thế của các ngành, lĩnh vực chưa đạt yêu cầu. Tổ chức bộ máy chưa khoa học, còn chồng chéo, khoảng trống pháp lý chưa được khắc phục triệt để.Trong khi đó, chất lượng môi trường cuộc sống chưa cải thiện triệt để. Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, đa dạng sinh học, nguồ...
Nội dung này được đề cập trong Chỉ thị vừa ban hành của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Trong Chỉ thị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tốt công tác giải quyết và chi trả các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho người hưởng.Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025 nhằm tạo điều kiện cho người thụ hưởng chính sách vui xuân, đón Tết.Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội vào kỳ tháng 1/2025 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp...