Nữ sinh 15 tuổi tại Mỹ nổ súng sát hại 2 người tại trường học

Cảnh sát làm việc tại hiện trường vụ nổ súng ở Madison, Wisconsin (Ảnh: Getty).

Vụ xả súng trường học mới nhất gây chấn động nước Mỹ xảy ra vào khoảng 11h ngày 16/12 giờ địa phương, tại trường Abundant Life Christian, một cơ sở giáo dục tư thục với khoảng 400 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 ở Madison, thủ phủ bang Wisconsin.

Hai nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ nổ súng, gồm một giáo viên và một học sinh. Ngoài ra, 6 người khác cũng bị thương. 

Tại cuộc họp báo, cảnh sát trưởng Madison, ông Shon Barnes, cho biết 2 học sinh bị thương trong vụ xả súng đang trong tình trạng nguy kịch. Một giáo viên và 3 học sinh khác bị trúng đạn cũng bị thương. Trong số các nạn nhân, 2 người đã được xuất viện.

Nghi phạm, là một học sinh của trường sử dụng súng ngắn, được cảnh sát phát hiện đã tử vong bên trong khuôn viên ngay khi lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường. 

CNN dẫn nguồn tin giấu tên cho biết nghi phạm là một nữ sinh 15 tuổi, đã tự sát sau khi thực hiện vụ xả súng. 

Nếu thông tin trên được xác nhận, đây sẽ là trường hợp hiếm gặp, vì các nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 3% các vụ xả súng là do nữ giới gây ra.

Hiện chưa rõ động cơ gây ra vụ tấn công, mà theo giới chức là xảy ra tại một khu vực bên trong trường học. Cảnh sát cho biết gia đình của nghi phạm đang phối hợp với cơ quan điều tra.

"Hôm nay là một ngày vô cùng đau buồn, không chỉ đối với Madison mà còn đối với cả đất nước chúng ta, nơi lại có thêm một cảnh sát trưởng phải tổ chức họp báo để nói về bạo lực trong cộng đồng", ông Barnes, một cựu giáo viên, phát biểu tại cuộc họp báo trước đó.

"Mọi đứa trẻ, mọi người trong tòa nhà đó đều là nạn nhân và sẽ mãi là nạn nhân. Những dạng tổn thương này không thể dễ dàng biến mất", ông Barnes nói thêm.

Theo dữ liệu thống kê, năm nay đã xảy ra 322 vụ xả súng tại trường học ở Mỹ. Con số này là mức cao thứ hai kể từ năm 1966, chỉ sau tổng cộng 349 vụ xảy ra vào năm ngoái.

Thị trưởng Madison, bà Satya Rhodes-Conway, cho biết: "Chúng ta cần làm tốt hơn nữa để ngăn chặn bạo lực súng đạn trong đất nước và cộng đồng của mình".

Kiểm soát súng và an toàn trường học đã trở thành những vấn đề chính trị và xã hội lớn tại Mỹ, nơi số vụ xả súng tại trường học gia tăng trong những năm gần đây.

Đại dịch bạo lực súng đạn đã ảnh hưởng đến các trường công lập và trường tư ở cộng đồng thành thị, ngoại ô và nông thôn.

Tổng thống Joe Biden kêu gọi Quốc hội thông qua các biện pháp kiểm soát súng nhằm ngăn chặn các vụ xả súng. Những lời kêu gọi tương tự đã không được chú ý sau hầu hết các vụ xả súng tại trường học gần đây.

"Việc chúng ta không thể bảo vệ con em mình khỏi nạn bạo lực súng đạn là điều không thể chấp nhận được. Chúng ta không thể tiếp tục coi đó là điều bình thường", ông Biden phát biểu trong một tuyên bố.

Năm 2022, Tổng thống Biden đã ký thành luật cải cách kiểm soát súng lớn đầu tiên trong 3 thập niên khoảng một tháng sau khi một thanh niên 18 tuổi xả súng tại Trường Tiểu học Robb ở Uvalde, Texas, khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng.

Khảo sát cho thấy cử tri Mỹ ủng hộ các biện pháp kiểm tra lý lịch chặt chẽ hơn đối với người mua súng, giới hạn tạm thời đối với những người đang trong khủng hoảng, và yêu cầu nghiêm ngặt hơn về an toàn đối với việc lưu trữ súng ở nhà có trẻ em. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị phần lớn từ chối hành động mạnh mẽ, viện dẫn quyền hiến pháp của Mỹ đối với sở hữu súng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Mỹ có thể rút khỏi WHO ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năn...

Tin tức 1
Ông Trump phủ nhận tin đồn về việc bị tỷ phú Elon Musk vượt mặt

Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera).Ông Trump cho biết quan điểm nói rằng ông đã "nhượng lại chức tổng thống" cho ông Musk chỉ là hư cấu và ngay cả khi Musk thực sự muốn điều đó thì cũng không thể có được vì hiến pháp yêu cầu tổng thống phải là công dân sinh ra tại Mỹ. Trong khi đó, ông Musk sinh ra ở Nam Phi."Ồ không, ông ấy sẽ không trở thành tổng thống được. Tôi có thể nói với bạn điều đó", ông Trump nhấn mạnh. "Tôi vẫn đang an toàn. Bạn biết tại sao ông ấy không thể làm được không? Ông ấy không sinh ra ở đất nước này".Tổng thống đắc cử Trump đưa ra bình luận trên vài ngày sau khi tỷ phú Elon Musk - chủ sở hữu Tesla và SpaceX được cho là có những...

Tin tức 1
Trump đe dọa áp thuế nếu châu Âu không tăng mua dầu, khí đốt từ Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...