Ngày 17/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương (TPHCM và Đà Nẵng) về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm Tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại TPHCM và Trung tâm Tài chính khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.
Dự thảo Kế hoạch hành động về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam đã được trình lãnh đạo Chính phủ, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Hoàng).
Theo bà Ngọc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm tư vấn phát triển trung tâm tài chính (Viện Tony Blair, TheCityUK...) để kết nối các tổ chức, nhà đầu tư tiềm năng chuẩn bị triển khai các nhiệm vụ được giao.
Về phía các địa phương, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định 2 thành phố đã và đang có sự chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng cho thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Trong đó, các địa phương đã tập trung nghiên cứu về cơ chế chính sách; nghiên cứu lập các tổ chức liên quan; xác định các nhiệm vụ đầu tư về hạ tầng; xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức các nhóm học tập kinh nghiệm quốc tế…
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế ở Việt Nam là vấn đề mới, khó và chưa có tiền lệ. Vì thế, việc này cần được thực hiện trên tinh thần không cầu toàn, không nóng vội nhưng phải rất quyết liệt, khẩn trương.
"Phải có các cơ chế, chính sách vượt trội", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh các cơ chế chính sách phải là những cái người ta cần, không phải là những cái chúng ta có.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây sẽ là "cú hích" mạnh đối với nền kinh tế.
Lãnh đạo Chính phủ cho rằng Việt Nam có lợi thế của người đi sau, những gì chưa có kinh nghiệm có thể học hỏi, tìm hiểu ở các trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Nguyễn Hoàng).
Về các nhiệm vụ, giải pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhất trí với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ chế, chính sách.
Ông cũng nhất trí với đề xuất thành lập Tổ công tác xây dựng trung tâm tài chính tại TPHCM và TP Đà Nẵng để lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập và vận hành trung tâm tài chính.
Trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, Phó Thủ tướng lưu ý cần làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho trung tâm tài chính. "Nguồn nhân lực trong nước phải có kế hoạch đào tạo cụ thể, cho đi học hỏi, thực tập; nguồn nhân lực nước ngoài phải có cơ chế để thu hút, mời gọi để bảo đảm khi vào việc, chúng ta có bộ máy ngay", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Chính phủ, phải đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam trong kêu gọi, thu hút đầu tư.
Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, ngày 21/12.Nghị quyết số 136 của Quốc hội có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định các cơ chế, chính sách ưu tiên về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), dữ liệu, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; cơ chế, chính sách đầu tư, quản lý, khai thác Khu thương mại tự do Đà Nẵng…Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng (Ảnh: Đoàn Bắc).Trong bố...
Sáng 21/12, phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả quan trọng mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành đã đạt được.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đình Trung).Bên cạnh những thành tựu, theo Phó Thủ tướng, trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của đất nước, việc xác định vị thế của các ngành, lĩnh vực chưa đạt yêu cầu. Tổ chức bộ máy chưa khoa học, còn chồng chéo, khoảng trống pháp lý chưa được khắc phục triệt để.Trong khi đó, chất lượng môi trường cuộc sống chưa cải thiện triệt để. Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, đa dạng sinh học, nguồ...
Nội dung này được đề cập trong Chỉ thị vừa ban hành của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Trong Chỉ thị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tốt công tác giải quyết và chi trả các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho người hưởng.Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025 nhằm tạo điều kiện cho người thụ hưởng chính sách vui xuân, đón Tết.Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội vào kỳ tháng 1/2025 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp...