Trong một tài liệu được đăng tải trực tuyến, cơ quan quản lý cho biết các nhà phát triển bên ngoài nền tảng iOS cần được cung cấp thêm thông tin chi tiết về các yêu cầu quyền truy cập vào các tính năng của iPhone.
EU yêu cầu Apple phải thiết kế lại hệ điều hành iOS để tương thích hơn với sản phẩm từ những đối thủ cạnh tranh (Ảnh: Business Insider).
Ủy ban cho biết họ cũng cần được cung cấp một địa chỉ liên hệ chuyên trách để xử lý các yêu cầu đó. Cơ quan quản lý cũng muốn Apple áp dụng các quy trình minh bạch hơn liên quan đến các yêu cầu bị từ chối.
Tuy nhiên, yêu cầu trên được xem là đi ngược lại định hướng của Apple. Công ty cho biết hệ thống khép kín của họ mang lại trải nghiệm vượt trội cho người tiêu dùng và bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.
Trong khi đó, EU đang cố gắng kiềm chế quyền lực của các công ty công nghệ lớn từ Mỹ. Các cơ quan quản lý đã công bố danh sách những tính năng mà họ muốn Apple mở cho các nhà phát triển bên thứ ba, bao gồm kết nối Wi-Fi hay tính năng truyền tệp.
Đáp lại, Apple cho biết Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của EU sẽ khiến người dùng gặp rủi ro. Công ty cho biết các quy tắc này buộc người dùng phải "mở thiết bị và dữ liệu nhạy cảm cho các công ty có tiền sử vi phạm quyền riêng tư".
Apple cũng chỉ ra Meta (công ty mẹ của Facebook) là công ty đã đưa ra nhiều yêu cầu hơn bất kỳ công ty nào khác để truy cập vào các công nghệ nhạy cảm. Apple cho biết "Meta đang tìm cách thay đổi chức năng theo hướng gây ra mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật đối với người dùng".
"Những quy định này sẽ gây tổn hại đến sự đổi mới. Các công ty phải cạnh tranh với nhau để tạo ra các sản phẩm của riêng họ.
Apple là công ty duy nhất bị buộc phải chia sẻ những cải tiến của mình theo cách này với mọi đơn vị khác, kể cả những công ty không cam kết về quyền riêng tư của người dùng", Apple cho biết.
Apple đang gặp nhiều sức ép từ EU (Ảnh: CNN).
Trong khi đó, Meta lập luận rằng Apple đang chống cạnh tranh.
"Những gì Apple thực sự muốn nói là họ không tin vào khả năng tương tác. Mỗi khi Apple bị chỉ trích vì hành vi chống cạnh tranh, họ lại tự bảo vệ mình bằng lý do quyền riêng tư không có cơ sở thực tế", một phát ngôn viên của Meta tuyên bố.
EU có thể đưa ra quyết định vào đầu năm tới, đồng thời tiến hành một cuộc điều tra chính thức nếu Apple không tuân thủ các quy tắc của DMA. Điều đó có thể dẫn đến các khoản tiền phạt lớn, lên tới 10% doanh số bán hàng hàng năm của Apple trên toàn cầu.
Trong bối cảnh thị trường di động đã trở nên bão hòa với các mẫu sản phẩm có thiết kế và tính năng tương tự nhau, các hãng công nghệ phải tìm cách tạo ra những chiếc smartphone với điểm nhấn đặc biệt để lôi kéo người dùng.Hãng điện thoại Realme cũng đã thực hiện điều tương tự với bộ đôi 14 Pro và 14 Pro+ vừa được hãng giới thiệu. Điểm nhấn của 2 chiếc smartphone này là trang bị mặt lưng với công nghệ có khả năng thay đổi màu sắc theo thời tiết hoặc theo nhiệt độ môi trường.Realme 14 Pro và 14 Pro+ có thiết kế giống nhau, chỉ khác nhau về cấu hình bên trong. Mặt sau nổi bật với cụm camera kích thước lớn (Ảnh: Realme).Realme đã hợp tác với Valeur Designers, một công ty thiết kế công nghiệp có trụ sở tại Đan Mạch, để phát triển và tích hợp công nghệ cảm biến nhiệt vào bộ đôi sản phẩm, cho phé...
Người dùng sẽ thấy nhãn "Xác thực ứng dụng Chính phủ" trên các ứng dụng hợp pháp (Ảnh: Thế Anh).Đây là kết quả hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (AIS), Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Google.Hai tổ chức đã phối hợp để xác minh tính hợp pháp của các ứng dụng Chính phủ, đảm bảo rằng chúng thực sự đại diện cho các cơ quan nhà nước và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho công dân Việt Nam.Đồng thời, Cục An toàn thông tin khuyến khích các cơ quan Chính phủ gửi ứng dụng của họ để được xác minh và cấp nhãn xác thực.Theo đó, khi mở trình duyệt Google Play, người dùng sẽ thấy nhãn "Xác thực ứng dụng Chính phủ" trên các ứng dụng hợp pháp, giúp họ an tâm về mức độ uy tín của ứng dụng này.Sáng kiến này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhu cầu về dịch vụ công tại Việt Nam ngày càng tăng và số lượng...
Tại VinBigData, nhân viên của công ty sử dụng trợ lý ảo để chấm công hay hỏi các vấn đề liên quan đến công việc (Ảnh: Trung Nam).Trong 10 năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển như vũ bão; với sự phát triển của học máy và dữ liệu lớn, Việt Nam đang có nhiều sự bứt phá trong cuộc đua AI trên trường thế giới.Chiều 19/12 tại Hà Nội, VinBigData đã tổ chức Hội thảo GenAI for Real World với sự tham gia đại diện các doanh nghiệp đang hoạt động và ứng dụng AI vào trong công việc.GenAI làm thay đổi đáng kể các doanh nghiệp Công nghệ này đang được nhiều công ty sử dụng như trong chatbot hỗ trợ chăm sóc, tư vấn khách hàng ở lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng tài chính; trên trợ lý ảo xe điện hay camera an ninh.Ông Đào Hữu Phúc, Giám đốc điều hành Công ty công nghệ FWD Việt Nam chia sẻ, tác độ...