Cà phê và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nội tiết Thế giới được công bố hồi tháng 9, việc thường xuyên tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và đột quỵ. 

Tuy nhiên, tác dụng này chỉ phát huy khi mọi người nạp một lượng caffeine vừa phải mỗi ngày. Trong trường hợp nếu nạp quá nhiều, caffeine có thể gây ra tác dụng ngược, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 360.000 người trong độ tuổi 37-73 từ UK Biobank, so sánh những người không tiêu thụ bất kỳ loại caffeine nào hoặc nạp ít hơn 100 mg caffeine/ngày với những người nạp 200-300 mg caffeine/ngày.

Kết quả cho thấy nhóm thứ hai có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ít hơn tới 41-48%.

Tiêu thụ cà phê với lượng vừa phải có khả năng hạn chế bệnh tim mạch, đột quỵ. (Ảnh minh họa: Unsplash). 

Chia sẻ với Medical News Today, chuyên gia dinh dưỡng Melanie Murphy Richter, cho biết caffeine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thông qua việc tăng cường độ nhạy insulin cũng như thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo để hỗ trợ sức khỏe tim mạch nói chung.

Theo Tiến sĩ Tim mạch Cheng-Han Chen, Giám đốc Trung tâm Y tế PCA (Hoa Kỳ), cả cà phê và trà đều là những thức uống chứa hàng trăm hợp chất hoạt tính sinh học. 

Bên cạnh caffeine, các hợp chất như flavonoid, ancaloit và polyphenol trong trà và cà phê cũng được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, có thể liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose và lipid, giúp hạn chế bệnh béo phì. 

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tiêu thụ quá nhiều trà và cà phê có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. 

Trong một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị ACC châu Á 2024 hồi tháng 8, các nhà khoa học cho hay đã phát hiện những người tiêu thụ quá nhiều caffeine liên tục từ 5 ngày/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. 

Theo đó, các bác sĩ định nghĩa "quá nhiều caffeine" tương đương với khoảng 400 mg/ngày, tương đương với 4 tách cà phê, 2 lon nước tăng lực và 10 lon nước ngọt. 

Những người tiêu thụ ít nhất 400 mg caffeine/ngày trong 5 ngày liền có nhịp tim và huyết áp tăng theo thời gian. Hiện tượng này rõ rệt hơn đối với những người tiêu thụ 600 mg caffeine/ngày. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Nency Kagathara, khoa Nội, Bệnh viện Zydus (Ấn Độ), cho hay caffeine tác động lên hệ thần kinh tự chủ.  Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine với tần suất dày đặc có thể khiến những người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các biến cố tim mạch khác. 

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đột quỵ hồi tháng 9, đồ uống có ga, nước ép trái cây và đồ uống có quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và xuất huyết não. Tuy nhiên, các rủi ro liên quan đến những đồ uống này khác nhau tùy thuộc vào dân số và vị trí địa lý của những người tham gia.

Theo dữ liệu thu thập được từ người tham gia ở 32 quốc gia, uống hơn 4 tách cà phê/ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 37%.

Diệu Linh

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Trẻ em chưa đủ tuổi tiêm vaccine sởi: nên tiêm trước 9 tháng?

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội (Ảnh: Minh Nhật).Trên thế giới, số mắc sởi cũng tăng cao, với 10,3 triệu ca mắc năm 2023, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.WHO đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhằm tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, Bộ Y tế đã tiến...

Tin tức 1
Nguy hiểm khi tiếp xúc với chất độc trong quá trình làm vườn, việc cấp cứu nhanh chóng quyết định tính mạng

Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn đã được ghi nhận ở khu vực phía Nam.Điển hình là trường hợp của ông L.T.B. (58 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Khai thác bệnh sử, trong lúc dọn cây ngoài vườn, ông có cảm giác đau bàn tay trái, khi nhìn lại thì thấy vết thương nhỏ đang rỉ máu.Ngay sau đó, người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức nhiều kèm theo sưng, bầm tím quanh vùng cắn. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn.Ông B. bị rắn cắn trong lúc dọn vườn (Ảnh: BV).Tương tự, ông P.V.C. (58 tuổi) khi dọn dẹp bãi đất ngoài vườn đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào gót chân bên phải. Sau tai nạn, ông C. cảm thấy choáng váng, gót chân sưng nhanh chóng, môi và lưỡi đều bị tê.Tại bệnh viện, cả hai người bệnh được đội ngũ bác sĩ nhanh chóng...

Tin tức 1
Nữ Việt kiều ở Hồng Kông phải mổ ngực sau khi tiêm mỡ nhân tạo và gặp phải biến chứng nặng nề

Đó là trường hợp của chị N.T.V (35 tuổi, sống tại Singapore). Khai thác bệnh sử, chị cho biết cách đây 10 năm được bạn bè giới thiệu đến một phòng khám thẩm mỹ nhỏ ở Hồng Kông, có một bác sĩ và một tư vấn viên."Sống dở chết dở" sau khi tiêm chất lạ ở Hồng KôngChị V. được người tự xưng là "bác sĩ" tiêm chất lạ màu trắng trong, với quảng cáo là "mỡ nhân tạo an toàn, xài trọn đời" để nâng ngực. Dù không biết nguồn gốc xuất xứ và chỉ thấy "mỡ" đựng trong can nhựa lớn, người phụ nữ đánh liều thực hiện, với hy vọng sở hữu vòng 1 đẹp không phẫu thuật.Thời gian đầu, bệnh nhân khá hài lòng vì vòng 1 đã căng tròn. Nhưng 5 năm trở lại đây, ác mộng bắt đầu với chị V., khi ngực xuất hiện tình trạng căng cứng, 2 bên không đều.Chị V. được kiểm tra tình trạng ngực tại bệnh viện (Ảnh: BV).Ban đầu, chị V. n...