Bộ Nội vụ trả lời nhiều địa phương về việc tinh giản biên chế

Trả lời kiến nghị nêu trên, Bộ Nội vụ khẳng định tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện.

Trong đó, theo Bộ Nội vụ, phải bảo đảm giai đoạn 2022-2026 giảm ít nhất 5% biên chế công chức và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 (không bao gồm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp) theo Kết luận số 28-KL/TW và Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị.

Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương thực hiện đúng chủ trương của Đảng về biên chế công chức, viên chức (Ảnh: Tiến Tuấn).

Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW phê duyệt biên chế công chức, biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước đến hết năm 2026 đối với từng địa phương; Quyết định số 73-QĐ/TW phê duyệt biên chế công chức, biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước đến hết năm 2026 đối với từng bộ, ngành ở Trung ương, trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam.

Vì thế, Bộ Nội vụ đề nghị Đài Tiếng nói Việt Nam, các địa phương thực hiện đúng chủ trương của Đảng.

Riêng đối với biên chế sự nghiệp giáo dục, Bộ Nội vụ thông tin, trong giai đoạn 2015-2021 các địa phương đã chủ động phân bổ và điều chỉnh chỉ tiêu biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giữa các lĩnh vực trong tổng số biên chế được giao bảo đảm vừa thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, vừa bố trí đủ biên chế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Kết quả thực hiện tinh giản biên chế qua tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy giai đoạn 2015-2021 biên chế sự nghiệp giáo dục hưởng lương từ ngân sách nhà nước của địa phương giảm 5,5% so với năm 2015 (thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước).

Trong giai đoạn 2022-2026, để bảo đảm nguyên tắc "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp" và khắc phục trước mắt tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Nội vụ đã tham mưu, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương; đồng thời tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2022 về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

"Đây là giải pháp quan trọng để kịp thời bổ sung nhân lực cho ngành giáo dục trong điều kiện thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của Bộ Chính trị", Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ đánh giá giải pháp đó còn đáp ứng nhu cầu giáo viên trong điều kiện học sinh ngày càng tăng, địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm: Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu trường, lớp, bảo đảm sĩ số học sinh/lớp theo quy định, phù hợp với thực tế của từng vùng, địa bàn; cơ cấu lại, sắp xếp hợp lý đội ngũ để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên trong một địa phương.

Đồng thời thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển dụng giáo viên và đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập ở những vùng, khu vực, lĩnh vực có điều kiện.

Từ đó, theo Bộ Nội vụ, cơ cấu lại số lượng người làm việc theo hướng giảm số lượng người làm việc hưởng lương ngân sách và tăng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp phù hợp với mức độ tự chủ về tài chính theo yêu cầu tại Nghị quyết số 75/2022 của Quốc hội…

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Phương án tinh gọn và sắp xếp mới nhất của Hà Nội

Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo thành phố tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18. Báo cáo này căn cứ vào các quy định, hướng dẫn mới nhất và kế hoạch của Trung ương và Thành ủy Hà Nội.Hà Nội dự kiến còn 18 sở và cơ quan tương đươngVề phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy với các sở, cơ quan tương đương và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố, UBND TP Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở và tương đương, gồm: Văn phòng UBND thành phố; Thanh tra thành phố; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Sở Du lịch; Sở Ngoại vụ; Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố.Hà Nội cho rằng, việc đề xuất duy trì các sở và tương đương nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính đặc thù trong quản...

Tin tức 1
Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua 'Công ước Hà Nội'

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Công ước LHQ về Tội phạm mạng.Đại diện Phái đoàn Việt Nam phát biểu tại sự kiện thông qua "Công ước Hà Nội".Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là "Công ước Hà Nội".Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, sau gần 4 năm đàm phán, "Công ước Hà Nội" ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng.Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng không giới hạn đối với sự phát triển của nhân loại, công nghệ số cũng đặt ra nhiều rủi ro và nguy cơ về an ninh, đe dọa sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia.Sự gia tăng đáng báo động của tội...

Tin tức 1
Đại tướng Nguyễn Quyết đã qua đời

Thông tấn xã Việt Nam dẫn thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào 21h09 phút, ngày 23/12, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Lễ Viếng, Lễ Truy điệu, Lễ An táng Đại tướng Nguyễn Quyết sẽ được thông báo sau.Đại tướng Nguyễn Quyết sinh năm 1922, quê quán xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.Đại tướng Nguyễn Quyết (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).Ông tham gia cách mạng, đến năm 18 tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; năm 23 tuổi trở thành Bí thư Thành ủy Hà Nội, trực ti...