Sự gia tăng biến cố tim mạch vào mùa lạnh là do tác động của thời tiết lạnh đến hệ tim mạch

Mới đây, ông N.V.V. (55 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được đưa vào bệnh viện ở TPHCM trong tình trạng tụt huyết áp và oxy máu. Người nhà cho biết, trước đó một giờ, ông đột ngột lên cơn đau ngực dữ dội kèm khó thở.

Qua các dấu hiệu điển hình, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ nhất, có biến chứng choáng tim, tình trạng hết sức nguy kịch.

Các bác sĩ phát hiện bệnh nhân tắc hoàn toàn mạch máu chính nuôi tim (Ảnh: BV).

Ngay sau khi ổn định các chỉ số sinh tồn, người bệnh được đưa vào phòng can thiệp tim mạch. Qua hình ảnh chụp mạch vành, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân tắc hoàn toàn ngay sau lỗ động mạch liên thất trước (mạch máu chính nuôi tim).

Trước tình hình này, ekip bác sĩ khoa Nội tim mạch tiến hành can thiệp nong và đặt stent tại vị trí tắc mạch. Quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, dòng máu nuôi tim đã được tái thông hoàn toàn sau khi đặt stent.

Hậu can thiệp, người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực (ICU) để tiếp tục theo dõi. Sau 5 ngày điều trị tích cực, tình trạng ông V. phục hồi rất tốt, được xuất viện về với gia đình.

Ekip điều trị tiến hành can thiệp nong và đặt stent tại vị trí tắc mạch cho bệnh nhân (Ảnh: BV).

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Vân, Trưởng khoa Nội tim mạch một bệnh viện cho biết, khi thời tiết chuyển lạnh vào các tháng cuối năm, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng cao.

Đồng thời, nhiệt độ giảm khiến cơ thể kích thích sản xuất hồng cầu và tiểu cầu, dễ gây hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Bên cạnh đó, trong điều kiện lạnh, cơ tim cũng cần nhiều oxy hơn để hoạt động. Chính những điều trên làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch, như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch khi thời tiết lạnh, bác sĩ khuyến cáo người dân nên lưu ý giữ ấm cơ thể, không nên tập thể dục quá sớm, đảm bảo dinh dưỡng, uống đủ nước, duy trì vận động thể chất đều đặn.

Với người có bệnh cần tái khám đầy đủ và tuân thủ điều trị của bác sĩ, đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bất thường.

"Trong trường hợp có dấu hiệu đau ngực, khó thở hoặc mệt mỏi đột ngột, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch, để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời", bác sĩ hướng dẫn.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ai không nên ăn hành muối và dưa cải muối?

Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...

Tin tức 1
Nguy cơ rủi ro cho trẻ khi sử dụng oresol không đúng cách

Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.Bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho tr...

Tin tức 1
Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang phức tạp, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: "Covid-19 là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó".Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị...