Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành thanh tra sáng 28/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ghi nhận nhiều điểm sáng của ngành về phát hiện sai phạm, đề nghị xử lý, thu hồi khối lượng tài sản lớn cho Nhà nước và chuyển cơ quan điều tra hơn 200 vụ việc.
"Đây là kết quả tốt, góp phần quan trọng duy trì kỷ luật, kỷ cương của đất nước", Phó Thủ tướng đánh giá.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Diệu Anh).
Ông Bình nhận định ngành thanh tra đã thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tập trung làm tốt công tác xây dựng thể chế, nhất là thể chế chuyên ngành.
Công tác phòng, chống lãng phí cũng là một điểm sáng của ngành thanh tra, được Phó Thủ tướng ghi nhận. "Lãng phí gây hậu quả rất lớn. Chúng ta lãng phí rất nhiều về nguồn lực, nhân lực, thời gian. Tình trạng này đang rất nghiêm trọng", lãnh đạo Chính phủ nêu thực tế.
Ông hoan nghênh Thanh tra Chính phủ cùng bộ, ngành liên quan đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố; tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án năng lượng tái tạo.
Việc này, theo Phó Thủ tướng, sẽ khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại như tỷ lệ xử lý, thu hồi sau thanh tra chưa cao, còn khiếu kiện đông người; một số kết luận thanh tra "chưa tâm phục, khẩu phục", chưa "thấu tình đạt lý" và khả thi.
Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh tra còn chưa đều, nhất là thanh tra ở cấp huyện.
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành thanh tra sáng 28/12 (Ảnh: Diệu Anh).
Nói về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, Phó Thủ tướng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ tư duy, xác định kỹ hơn chức năng nhiệm vụ của thanh tra.
Bên cạnh phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, qua thanh tra phải phát hiện những sơ hở về cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách.
"Để làm việc này, thanh tra phải rất giỏi. Thanh tra phải phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, không trở thành lực cản", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Theo ông, mục tiêu cao nhất của thanh tra là duy trì kỷ cương, phép nước, trật tự pháp luật. Vì thế, toàn ngành cần nâng cao chất lượng hoạt động, kết luận thanh tra phải thấu tình, đạt lý. Bên cạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải phòng, chống lãng phí.
"Cuộc sống đang chờ đợi thanh tra hướng dẫn cho cơ sở nhận diện như thế nào là lãng phí và phải tập trung như thế nào để phòng, chống, xử lý lãng phí", Phó Thủ tướng nói và gợi ý năm 2025 nên chọn thanh tra một vụ việc để từ đó tổng kết, trở thành hướng dẫn chung.
"Lãng phí lớn quá các đồng chí, rất sốt ruột", Phó Thủ tướng bày tỏ tại hội nghị.
Thông tin này được đề cập trong tham luận của Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị gửi tới Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 8/1.Nguồn cung nhà ở xã hội sẽ chuyển biến tích cựcÔng cho biết Bộ Xây dựng đã chấp hành nghiêm chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với việc tổng kết Nghị quyết 18, Bộ Xây dựng cùng với Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thiện nội dung Đề án hợp nhất 2 Bộ trình Chính phủ."Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng xác định rõ đây là công việc đặc biệt quan trọng; khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Do đó, mỗi lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải gương mẫu, quyết liệt trong quá trình thực hiện", ông Nghị nhấn mạnh.Trụ sở Bộ Xây dựng (Ảnh: Hải Triều).Theo Tư lệnh...
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 8/1.Theo người đứng đầu chính quyền thành phố, Hà Nội năm 2024 đạt tăng trưởng 6,52% - cao hơn năm 2023; hoàn thành 23/24 chỉ tiêu.Quy mô GRDP của thành phố đạt gần 59 tỷ USD, GRDP bình quân đầu người đạt gần 6.500 USD và thu ngân sách đạt hơn 509.000 tỷ đồng. Ông Thanh cho biết đây là lần đầu tiên thu ngân sách của thành phố vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 23,8% so với 2023.Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố đang tập trung nguồn lực xây 9 cầu vượt sông Hồng (Ảnh: Đoàn Bắc).Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cho biết Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng (hiện nay đã có 9 cầu); đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 3 cầu (Hồng Hà,...
Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo nghị quyết (Ảnh: Anh Thư).Khối lượng văn bản rất lớnBộ Tư pháp đã tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.Cụ thể gồm 5.026 văn bản, trong đó có 160 luật, bộ luật, 8 nghị quyết của Quốc hội, 10 pháp lệnh, 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 833 nghị định, 1 nghị quyết của Chính phủ, 287 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 3 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 3.722 văn bản cấp bộ…Ngoài ra, các cơ qua...