Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành thông tin và truyền thông năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 (Ảnh: MIC).
Sáng nay (29/12), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành thông tin và truyền thông năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Việt Nam tăng nhanh về thứ hạng chuyển đổi số
Tại Hội nghị, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chặng đường 5 năm từ khi Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2020 đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng chuyển đổi số nhanh nhất thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế số, chính phủ số và thương mại điện tử.
Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này, Việt Nam đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, với các chỉ số về hạ tầng số, công nghệ số, kinh tế số và Chính phủ điện tử đều nằm trong nhóm top 50 thế giới.
Bộ trưởng khẳng định ngành TT&TT sẽ tiếp tục đóng vai trò là hạ tầng số, công nghệ số và dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, là nền tảng để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: MIC).
Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI ở mức rất cao và có vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc năm 2003.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5/11 nước về Chính phủ điện tử, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Trong lĩnh vực an ninh mạng, đánh giá bằng chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu năm 2024 (GCI), Việt Nam tăng 8 bậc kể từ báo cáo công bố năm 2021, vươn lên vị trí thứ 17/194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Cùng với đó, Việt Nam lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 3 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về lĩnh vực an ninh mạng.
Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam đạt điểm gần như tuyệt đối cho 5 tiêu chí đánh giá của GCI và được xếp hạng quốc gia bậc 1 "kiểu mẫu" (bậc cao nhất trong 5 bậc), là nhóm các quốc gia "làm gương" đồng thời nằm trong top 3 nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới.
Toàn ngành tăng trưởng mạnh, có nhiều dấu ấn đáng chú ý
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2024, ngành TT&TT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đáng chú ý, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023, đóng góp vào GDP ước đạt 989.016 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2023.
Năm 2024, lần lượt Viettel và Vinaphone chính thức thương mại hóa mạng di động 5G (Ảnh: VNPT).
Trong đó, các lĩnh vực trọng điểm trong ngành đều ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể như sau:
Lĩnh vực bưu chính, doanh thu ước đạt 71.140 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 110,8% kế hoạch năm 2024.
Lĩnh vực viễn thông đánh dấu bước ngoặt khi mạng 5G được triển khai thương mại hóa, với 25,5% dân số được phủ sóng. Tổng số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 94 thuê bao/100 dân, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023 (85,7 thuê bao/100 dân). Lượng phổ tần đã cấp cho thông tin di động tại Việt Nam đạt 640 MHz, đứng thứ 4/10 trong ASEAN, tăng 5 bậc so với năm 2023.
Lĩnh vực phát thanh, truyền hình có doanh thu đạt 12.524 tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2023 (12.049 tỷ đồng). Doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2023 (12.552 tỷ đồng). Đáng chú ý, tỷ lệ tin xấu, độc, sai sự thật được phát hiện và xác minh trên mạng xã hội được ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời trong năm ước đạt khoảng 92,7%, tăng 0,4 điểm % so với cùng kỳ năm 2023.
Lĩnh vực công nghiệp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) tiếp tục khẳng định vai trò dẫn đầu doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đạt 152 tỷ USD, tăng gần 11% so với năm 2023.
Trong đó, chuyển đổi số tiếp tục là một trong những trọng tâm hành động của ngành trong năm qua, bao gồm việc sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, việc sáp nhập nhằm tận dụng sức mạnh cộng hưởng để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Đây được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Nhìn về tương lai, ngành TT&TT Việt Nam đặt ra mục tiêu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Sự nỗ lực này không chỉ nhằm góp phần đổi mới cách thức hoạt động trong ngành, mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tin đồn và các thông tin bị rò rỉ liên quan đến phiên bản iPhone SE thế hệ thứ 4 đã xuất hiện nhiều năm qua trên Internet. Từng có nhiều thông tin cho rằng Apple sẽ ra mắt iPhone SE 4 từ năm 2023, nhưng đến nay, chiếc iPhone SE này vẫn "bặt vô âm tín".Mới đây, những thông tin mới liên quan đến iPhone SE 4 vừa tiếp tục bị rò rỉ trên Internet.Theo thông tin được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Naver, iPhone SE 4 sẽ được ra mắt trong quý I/2025, với mức giá dưới 500 USD. Điểm nhấn đáng chú ý của iPhone SE 4 là sở hữu cấu hình mạnh, thiết kế viền mỏng hiện đại và đặc biệt được trang bị modem hỗ trợ kết nối 5G do chính Apple phát triển.Thông tin về iPhone SE 4 đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay sản phẩm vẫn chưa được ra mắt (Ảnh minh họa: Getty).Trước đây, Apple phải mua modem 5G từ Qualcomm...
Ông từng cảnh báo: "Nếu AI không được quản lý chặt chẽ, nó sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người trong 30 năm tới".Gần đây, Giáo sư Geoffrey Hinton nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với BBC, nguy cơ xảy ra kịch bản này có thể ở mức 10-20%, minh chứng cho mối quan tâm ngày càng tăng của ông với vấn đề này.AI thông minh hơn chúng ta rất nhiềuDẫn chứng đến kết luận này, giáo sư Hinton cho biết, AI sẽ thông minh hơn chúng ta rất nhiều và sức mạnh của nó có thể thoát khỏi bàn tay của những người tạo ra nó."Chúng tôi chưa bao giờ phải đối phó với những điều thông minh hơn trước đây. Và bạn có bao nhiêu ví dụ về một thứ thông minh hơn bị điều khiển bởi một thứ kém thông minh hơn (ám chỉ con người)?"Tôi tưởng tượng nó như thế này: Đối mặt với AI, chúng tôi sẽ là những đứa trẻ ba tuổi", ông bày tỏ...
Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu và thông tin cá nhân người dùng được xem như nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, đó là lý do tin tặc luôn tìm cách lấy cắp dữ liệu người dùng càng nhiều càng tốt.Theo một báo cáo của công ty an ninh mạng CloudSEK (Ấn Độ), tin tặc đã lấy cắp lượng dữ liệu người dùng khổng lồ trong năm 2024.Cụ thể, tin tặc đã đánh cắp được 994TB dữ liệu người dùng trong năm qua. 534.833GB (tương đương 534TB) dữ liệu trong số đó đã được mang ra mua bán, trao đổi trên các "trang web đen" dành riêng cho tin tặc.Tin tặc đã chiếm đoạt một lượng lớn dữ liệu từ người dùng trong năm 2024 (Ảnh minh họa: Getty).CloudSEK cho biết đây là những dữ liệu được tin tặc lấy cắp từ những vụ tấn công riêng rẽ vào máy tính cá nhân của người dùng thông qua các loại mã độc do chúng phát tán, ho...