Người phụ nữ gần như mất chân vì sử dụng lá thuốc theo lời khuyên của thầy lang

Đó là trường hợp của bà T.T.L. (72 tuổi, quê Đồng Tháp). Trước đó, bà L. gặp phải một tai nạn sinh hoạt chấn thương khớp háng, gây hạn chế vận động. Người bệnh đã tìm đến một thầy lang và sử dụng phương pháp đắp lá thuốc đã điều chế sẵn.

Sau 20 ngày sử dụng, tình trạng của bà L. không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, vùng bị đắp lá còn có dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt.

Hình ảnh chụp X-quang cho thấy tình trạng gãy xương của bệnh nhân (Ảnh: BV).

Mãi đến lúc này, bà L. mới vào Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị. Tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, sau khi thăm khám và thực hiện các phương pháp cận lâm sàng, người bệnh được các bác sĩ chẩn đoán gãy cổ xương đùi bên phải, viêm mô tế bào ở nhiều vùng (2 cẳng tay, đùi phải và 2 bên háng).

Ngoài ra, người phụ nữ còn có các bệnh lý nền như tiểu đường type 2, tăng huyết áp và tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Người bệnh được mời khám các chuyên khoa khác nhau như nội tiết và truyền nhiễm, để điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu đường và nhiễm trùng.

Đồng thời, bệnh nhân được chỉ định điều trị kháng sinh và kháng viêm phù hợp để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, sau khi ổn định sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị gãy cổ xương đùi bên phải.

Trải qua 8 ngày điều trị nội khoa, tình trạng người bệnh đã có chuyển biến tích cực, vùng đùi không còn bị sưng, tình trạng đau giảm đi nhiều và các dấu hiệu nhiễm trùng cũng được kiểm soát tốt.

Sau thời gian điều trị, tình trạng viêm mô tế bào của bệnh nhân đã ổn định (Ảnh: BV).

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần cân nhắc trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Việc tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, đặc biệt là phương pháp đắp lá thuốc, không chỉ có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.

Tương tự trường hợp trên, chị D.T.L. (31 tuổi, ngụ tỉnh Long An) gặp phải tai nạn giao thông khiến sưng đau vùng gối trái, nhưng tự điều trị bằng thuốc giảm đau do nghĩ rằng chỉ là chấn thương nhẹ.

Tuy nhiên sau đó, tình trạng bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. 

Tại bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ tiến hành thăm khám và cho chỉ định chụp X-quang và MRI khớp gối cho chị L., ghi nhận hình ảnh dập xương dưới sụn mâm chày, lồi cầu ngoài đùi, tràn dịch khớp gối. Người bệnh được chẩn đoán gãy bong điểm bám dây chằng chéo trước.

Bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương gãy bằng vít và long đền.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân (Ảnh: BV).

Sau phẫu thuật, người bệnh được chăm sóc với chế độ giảm đau mạnh, kháng viêm, dinh dưỡng hợp lý và tập vật lý trị liệu. 5 ngày sau phẫu thuật, người bệnh hồi phục tốt, vết thương lành nhanh chóng và được xuất viện về với gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung, khoa Chấn thương chỉnh hình khuyến cáo, người dân khi bị chấn thương nên đến khám tại các bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

"Không nên chủ quan, cố chịu đựng cơn đau hoặc tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xoa bóp, nắn khớp... sẽ rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau", bác sĩ Trung chia sẻ.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Công ty Đại Lực Hoàng bị phạt 180 triệu đồng vì sản xuất dầu xoa bóp không đúng quy định

Thanh tra Sở Y tế TPHCM vừa công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực Dược - Mỹ phẩm - Thiết bị y tế, từ ngày 16/12/2024 đến ngày 31/12/2024.Trong đó, bị phạt số tiền lớn nhất là Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại mỹ phẩm Lê Vân (2B31/1 Ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM).Cụ thể, Công ty mỹ phẩm Lê Vân bị phạt 180 triệu đồng vì 3 hành vi. Thứ nhất, thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm không phải là thuốc nhưng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc.Thứ hai, đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.Thứ ba, sản xuất thiết bị y tế khi chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất thiết bị y t...

Tin tức 1
Nguyễn Xuân Son chuẩn bị hồi phục để trở lại tập luyện sau 23 ngày tới

Chúc mừng cầu thủ Nguyễn Xuân Son, GS.TS Trần Văn Thuấn bày tỏ: "Không chỉ có mình tôi, mà tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng đội", GS Thuấn nói.Ông cũng chia sẻ với Nguyễn Xuân Son, rằng bác sĩ phẫu thuật, điều trị cho Son là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chấn thương. Ekip mổ, gây mê, phục hồi chức năng, chuyên gia dinh dưỡng... sẽ đồng hành với Son trong quá trình tập luyện, hồi phục sau này.GS.TS Trần Văn Thuấn chúc mừng Xuân Son (Ảnh: Hồng Hải)."Tôi cũng đã được nghe các bác sĩ trao đổi rằng ca mổ của bạn rất thành công. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ hồi phục sớm và Xuân Son lại sớm tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.GS Thuấn thông tin thêm, phương pháp điều trị cho Son là phương pháp can thiệp tối thiểu và giúp nhanh gắn kết...

Tin tức 1
**Phương pháp điều trị và khả năng tái xuất của Nguyễn Xuân Son sau chấn thương**

Tối 6/1, hàng triệu trái tim người hâm mộ bóng đá nước nhà vỡ òa khi đội tuyển Việt Nam vượt qua Thái Lan trong trận lượt về chung kết AFF Cup 2024, lên ngôi vô địch lần thứ 3.Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, đội tuyển Việt Nam cũng chịu tổn thất không nhỏ khi tiền đạo chủ lực Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng, phải rời sân ngay thời gian đầu trận đấu.Cụ thể, ở phút 32, Nguyễn Xuân Son trong nỗ lực chuyền bóng cho đồng đội đã ngã khá mạnh xuống mặt sân Rajamangala (Bangkok, Thái Lan). Cú ngã này khiến phần dưới chân phải của Xuân Son bị gập.Nguyễn Xuân Son sau đó được đưa lên xe cấp cứu đến thẳng bệnh viện tại Bangkok. Kết quả chụp phim tại đây cho thấy, nam tuyển thủ bị gãy xương ống đồng và gãy xương mác. Cầu thủ này buộc phải cố định chân phải trong một thời gian.Hình ảnh chụp phim x...