Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã cảnh báo sẽ chặn Ukraine vào EU để trả đũa việc Kiev ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ (Ảnh: Sputnik).
Ukraine sẵn sàng thay thế Hungary trong Liên minh Châu Âu (EU) và NATO, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố hôm 8/1. Trước đó, Hungary đã chỉ trích Ukraine vì khóa van trung chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang EU.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cáo buộc Kiev cố tình làm giảm nguồn cung năng lượng sang châu Âu, nhấn mạnh rằng quyết định ngừng trung chuyển khí đốt của Nga của Ukraine, cùng với các lệnh trừng phạt của EU, đã khiến giá cả tăng cao.
"Nếu phía Hungary ưu tiên tăng cường quan hệ với Nga thay vì EU và Mỹ, họ nên thừa nhận điều đó một cách công khai. Ukraine sẽ sẵn sàng lấp bất kỳ vị trí trống nào trong EU và NATO, nếu Hungary quyết định rời bỏ để gia nhập CIS hoặc CSTO", Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết.
CIS, viết tắt của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, là một khối liên minh gồm một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. CSTO, hay Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, là một liên minh quân sự bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Hai khối này đều do Nga dẫn đầu.
Hungary chưa bình luận về lời gợi ý của Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó trước đó cảnh báo nước này sẽ ngăn chặn Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) để đáp trả việc Kiev ngừng trung chuyển khí đốt Nga.
Ukraine đã quyết định không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt kéo dài 5 năm với Gazprom của Nga vào cuối năm 2024, dẫn đến việc một số quốc gia châu Âu bị cắt nguồn cung khí đốt của Nga, bao gồm Romania, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Áo, Italy và Moldova.
Việc nguồn cung bị gián đoạn khiến giá khí đốt trong khu vực tăng vọt lên hơn 50 euro mỗi megawatt giờ, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 10/2023.
Ngoại trưởng Hungary Szijjarto cho rằng giá cả tăng cao làm suy giảm khả năng cạnh tranh của EU và đặt gánh nặng lên người dân trong khối. Ông cũng cáo buộc Ukraine vi phạm Thỏa thuận Hiệp hội EU bằng việc dừng trung chuyển khí đốt.
Slovakia, quốc gia phụ thuộc vào các đường ống dẫn khí của Nga cho khoảng 60% nhu cầu năng lượng, cũng đã chỉ trích quyết định này. Tuần trước, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Matus Sutaj Estok gọi động thái của Ukraine là "sự phản bội lòng tin" và là mối đe dọa đối với sự ổn định năng lượng trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, tuyên bố rằng Mỹ là bên duy nhất hưởng lợi từ tình huống này, cáo buộc Washington là "nhà tài trợ chính của cuộc khủng hoảng Ukraine".
Trước đó, Moscow nói đã sẵn sàng gia hạn hợp đồng trung chuyển và duy trì việc vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine sau năm 2024.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Kiev "trừng phạt" các quốc gia thành viên EU bằng quyết định của mình, dự đoán rằng điều này sẽ dẫn đến giá năng lượng cao hơn. Trong buổi họp báo thường niên vào ngày 19/12/2024, ông cho biết việc ngừng trung chuyển sẽ có tác động tối thiểu đối với Nga.
Giao tranh ở khu vực Kursk vẫn diễn ra quyết liệt (Ảnh: Tass).Các đơn vị quân đội Ukraine triển khai tới khu vực Kursk giáp biên giới Nga sẽ gặp đối mặt với thách thức trong vòng 2 tuần tới, theo Ralph Bosshard, một cựu trung tá Thụy Sĩ và chuyên gia về chiến lược chính trị và quân sự.Theo ông Bosshard, lực lượng mà Ukraine gửi tới khu vực Kursk để tiến hành các cuộc phản công "sẽ đạt tới giới hạn khả năng của mình trong vòng 10 đến 14 ngày và buộc phải giảm cường độ các hoạt động quân sự sau mốc thời gian đó".Ông nhận định: "Kết quả của các cuộc phản công này có thể được coi là không thành công trừ khi họ tiến thêm ít nhất 50km, đạt tới sông Seim vào thời điểm đó".Trước đó, Ukraine ngày 5/1 đã phát động một cuộc phản công bất ngờ, quy mô lớn ở bên trong lãnh thổ Nga, khiến Tổng thống Vlad...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tham dự phiên tòa tại Manhattan, New York ngày 30/5/2024 (Ảnh: AFP).Theo NBC, Tòa án Tối cao Mỹ ngày 9/1 đã bác bỏ yêu cầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc hoãn phiên tòa tuyên án ông ở New York trong vụ làm giả hồ sơ kinh doanh liên quan tới chi tiền bịt miệng trả cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels năm 2016.Với 5 phiếu thuận, 4 phiếu chống, quyết định trên của Tòa án Tối cao Mỹ đã mở đường cho Thẩm phán Juan Merchan công bố phán quyết tuyên án ông Trump dự kiến diễn ra vào ngày 10/1. Trước đó, ông Trump đã bị kết tội trong cáo buộc cố gắng tìm cách che đậy khoản tiền bịt miệng trị giá 130.000 USD cho diễn viên phim người lớn Stormy Daniels. Ông Trump luôn phủ nhận mọi mối quan hệ với Daniels hoặc bất kỳ hành vi sai trái nào liên quan...
Chuyên cơ của gia đình ông Donald Trump đậu ở Greenland khi con trai ông tới thăm hòn đảo (Ảnh: Reuters).Những đề xuất gần đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về việc muốn Washington kiểm soát Greenland đã được một số người dân hòn đảo đón nhận, đồng thời cũng gây ra những ý kiến trái chiều.Ông Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, tuyên bố rằng việc Mỹ kiểm soát hòn đảo Bắc Cực chiến lược này là một "điều cần thiết tuyệt đối." Tại một cuộc họp báo hôm 7/1, ông không loại trừ khả năng sử dụng hành động quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu này.Cùng ngày, con trai cả của ông Trump, Donald Trump Jr., đã có chuyến thăm cá nhân đến Greenland.Mikael Ludvidsen, một cư dân ở thủ đô Nuuk, tỏ ra hoài nghi về ý định của Tổng thống đắc cử, cho biết: "Tôi nghĩ ông ấy nói quá. Tôi không ng...