Tránh tiêm vaccine để khuyến khích cơ thể tạo ra kháng thể tự nhiên

Ngày 26/6, đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, thời gian gần đây, các bác sĩ nơi đây đã phát hiện nhiều trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm vì chưa tiêm vaccine, hoặc tiêm chưa đủ số mũi.

Cha mẹ quên cho tiêm vaccine, nhiều trẻ mắc bệnh truyền nhiễm

Như trường hợp của bé gái tên P.T.D. (12 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) đến bệnh viện khám và được phát hiện đã mắc viêm não Nhật Bản (với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn).

Khi biết thông tin trên, người mẹ nghi ngờ bác sĩ chẩn đoán bệnh không chính xác, cho rằng con đã tiêm vaccine viêm não Nhật Bản rồi thì không thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên khi kiểm tra sổ tiêm chủng của bé gái, nhân viên y tế phát hiện bệnh nhi chỉ tiêm mũi vaccine trong chương trình mở rộng tại địa phương lúc 1 tuổi và quên tiêm mũi nhắc mỗi 3 năm.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus JEV gây ra, lây truyền qua đường tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết của heo bị nhiễm bệnh, thường qua trung gian muỗi cắn.

Bệnh thường bùng phát vào mùa hè và đầu mùa thu tại các khu vực có nhiều lúa nước và muỗi sinh sống. Tỷ lệ tử vong của người mắc viêm não Nhật Bản rất cao (30-50%). Bên cạnh đó, 10-20% trường hợp sống sót có di chứng nặng nề như liệt, động kinh, rối loạn tâm thần...

Để phòng bệnh, cần tiêm vaccine đúng lịch và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi trẻ đạt 15 tuổi.

Nhân viên y tế tiêm vaccine cho trẻ (Ảnh: BV).

Ngoài trường hợp trên, trong tuần qua, bệnh viện trên cũng ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh sởi là bé N.V.T. (3 tuổi, quê Tiền Giang) và bé Đ.C.L. (4 tuổi, quê Long An). Cả 2 bé đều không tiêm vaccine sởi khi 9 tháng tuổi, do cha mẹ chủ quan, nghĩ rằng dịch sởi đã không còn xuất hiện.

Gần đây, quanh khu vực 2 bé sinh sống xuất hiện rải rác các ca bệnh sởi khiến phụ huynh lo lắng, đưa con lên TPHCM kiểm tra sức khỏe để chích ngừa thì phát hiện bệnh.

Cảnh báo tâm lý "mắc bệnh để tự tạo kháng thể"

Bác sĩ Hiền Minh cho biết, từ lúc còn là bào thai đến khi chào đời, trẻ đã tiếp nhận kháng thể thụ động từ người mẹ thông qua nhau thai và sữa mẹ. Tuy nhiên để củng cố trí nhớ miễn dịch, trẻ cần được tiêm vaccine giúp hệ miễn dịch "học" cách chủ động chống lại virus, vi khuẩn trong môi trường.

Đến tuổi trưởng thành, nhu cầu giao tiếp nhiều, đi lại nhiều nơi làm người lớn tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, hệ miễn dịch cần có thêm vaccine phù hợp từng độ tuổi khác nhau để thêm khả năng phòng bệnh. Đặc biệt ở người lớn tuổi và mắc bệnh mạn tính, hệ miễn dịch suy yếu, việc tiêm ngừa rất cần thiết.

Trong xã hội hiện đại, việc di chuyển liên địa phương, liên quốc gia trở nên dễ dàng. Do đó, việc mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác có thể lan rộng sang cộng đồng thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế của nhiều nước đã khuyến cáo, ngay cả việc người dân chuẩn bị đi du học, du lịch, định cư đều cần tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ Hiền Minh tư vấn tiêm chủng cho người cao tuổi (Ảnh: BV).

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân, Trưởng đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, hiện nay một số người có quan niệm thay vì tiêm vaccine, hãy để cơ thể tự mắc bệnh và tự sản sinh ra kháng thể phục hồi.

Tâm lý này rất nguy hiểm, vì người tự mắc bệnh có thể phải đối diện với những rủi ro như: thời gian bệnh kéo dài, bệnh nặng dễ biến chứng nguy hiểm (thậm chí tử vong), chi phí điều trị tốn kém và dễ lây lan cho người khác.

Trong khi đó, nếu đã từng tiêm vaccine, người dân khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ không mắc hoặc chỉ mắc bệnh nhẹ, nhanh khỏi, đồng thời nguy cơ biến cố ngoài ý muốn thấp hơn. Chi phí tiêm vaccine cũng được đánh giá hợp lý hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và những tổn thất xung quanh gây ra do bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ thực hiện các phương pháp chăm sóc sức khỏe cá nhân như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, thông báo khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, tránh tiếp xúc với người bệnh... Đây cũng là cách hữu hiệu giúp trẻ tránh khỏi sự tấn công của các virus, vi khuẩn bên ngoài môi trường.

Quan trọng nhất, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người tử vong vì uống rượu ngâm rễ cây rừng

Rượu ngâm rễ cây được người dân sử dụng phổ biến (Hình minh họa: CTV).Theo chính quyền địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h ngày 9/1, tại Trại Lốc, xã An Sinh, TP Đông Triều (Quảng Ninh).Thời điểm đó có 6 người đàn ông ngồi ăn cơm, uống rượu. Thực đơn của bữa cơm gồm thịt, rau bắp cải, đậu trắng.Sau khi uống hết khoảng 1 lít rượu trắng, 5/6 người tiếp tục uống thêm rượu có ngâm với rễ cây rừng.Sau khi kết thúc bữa ăn, khoảng 13h cùng ngày, 5 người trên có biểu hiện choáng, ngứa, nặng mi mắt, hoa mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...Một người không uống rượu ngâm rễ cây rừng, không có biểu hiện bất thường.Xuất hiện triệu chứng trên, cả 5 người được người dân đưa vào Trung tâm Y tế TP Đông Triều để cấp cứu và điều trị. Tuy nhiên, đến khoảng 15h30 cùng ngày, một người đã tử vong tại Trung tâm Y tế T...

Tin tức 1
Tác dụng của việc ăn nhiều táo đỏ

Táo tàu hay táo đỏ là một loại quả ngọt có thể được sấy khô và dùng làm món tráng miệng hoặc ăn tươi như một món ăn nhẹ lành mạnh. Lợi ích của quả táo đỏTáo đỏ từ lâu đã được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng như mất ngủ và lo âu. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại quả này có thể mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng cho hệ thần kinh, khả năng miễn dịch và tiêu hóa.Giàu chất chống oxy hóaTheo Healthline, táo đỏ rất giàu một số hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là flavonoid, polysaccharides và axit triterpenic. Chúng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa.Táo đỏ là một vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ khí và an thần (Ảnh: Hồng Hải).Chất chống oxy hóa là hợp chất có thể ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương...

Tin tức 1
Chuối có lượng đường cao không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới ngọt tự nhiên, có thể kết hợp với mọi thứ, từ sinh tố đến yến mạch và món tráng miệng. Tuy nhiên, vị ngọt tự nhiên của chuối đến từ đường tự nhiên, còn được gọi là carbohydrate.Vì chuối chứa nhiều carbohydrate hơn một số loại trái cây khác và hầu hết các loại rau, nên chuối thường bị đánh giá thấp. Chuối bị coi là "thanh đường" hoặc thậm chí bị so sánh với thanh kẹo, nhưng bạn có cần thiết phải lo lắng về carbohydrate trong chuối không? Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Health).Một quả chuối có bao nhiêu carbohydrate?Theo Today, một quả chuối cỡ trung bình có 27g carbohydrate và 105 calo. Để dễ hình dung, một quả táo có 25g carbohydrate, một khẩu phần yến mạch một nửa cốc có 27g carbohydrate và một củ khoai lang cỡ trung bình có 24g carbohydra...